Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp hiệu quả nhất

Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp hiệu quả nhất

Mục lục

Như bạn đã biết, việc tiến hành khảo sát thu thập thông tin là một trong những việc làm quan trọng trong nghiên cứu thị trường và tiếp thị. Quá trình này được chia làm 2 loại, 1 là các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp và 2 là các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp. Các phương pháp này đều có vai trò và hiệu quả riêng tùy thuộc vào mục đích mà người tiến hành nghiên cứu thực hiện. Trong bài viết này, hãy cùng S4S tìm hiểu và chỉ ra các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp hiệu quả nhất nhé!

Thông tin sơ cấp là gì? 

Thông tin sơ cấp hay thường được gọi là Primary information. Đây là thông tin mới được thu thập lần đầu tiên để phục vụ cho cuộc nghiên cứu đang được tiến hành. Khác với phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, đây là loại thông tin được thu thập cơ bản, chính xác mà không được xử lý và phân tích trước đó bằng các phương pháp như phỏng vấn, quan sát, thực nghiệm…

Thông tin sơ cấp là gì
Thông tin sơ cấp là gì?

Đối với các thông tin sơ cấp cũng có những ưu và nhược điểm riêng như đối với ưu điểm thì phương pháp này:

  • Giúp người phân tích có được góc nhìn tốt nhất về sự việc vì nó đem lại độ chính xác cao.
  • Vì có tính sở hữu nên người đưa ra khảo sát có thể dễ dàng kiểm soát thông tin cũng như không bị giới hạn số lượng dữ liệu được thu thập về.
  • Phương thức này cũng rất đơn giản nên có thể giải quyết được kịp thời những vấn đề được đặt ra.

Còn đối với nhược điểm:

  • Các thông tin sơ cấp này tùy từng phương pháp nhưng tuy nhiên hầu hết sẽ tốn khá nhiều thời gian để có được cái nhìn chính xác “bức tranh tổng thể” của sự việc.
  • Chi phí cũng là một vấn đề bởi cách thức thu thập thông tin một cách ngẫu nhiên mà không được phân tích, xử lý trước đó nên chi phí sẽ là một nhược điểm của phương pháp này.

Xem thêm: Thông tin sơ cấp là gì? Những ví dụ về thông tin sơ cấp

Phương Pháp Thu Thập Thông Tin Sơ Cấp Hiệu Quả Nhất

Các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp hiện nay rất đa dạng, mỗi phương pháp sẽ đem lại những ưu điểm khác nhau, dưới đây là 5 phương pháp thu thập thông tin sơ cấp hiệu quả và phổ biến nhất được áp dụng trong nghiên cứu và phân tích:

Phỏng vấn

Phỏng vấn là việc người nghiên cứu đặt ra các câu hỏi cho đối tượng điều tra và thông qua sự trả lời của họ để nhân được những thông tin mong muốn. Đây được coi là một trong các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp hiệu quả và được sử dụng phổ biến bởi tính ứng dụng thực tế của nó. Phương pháp này có ưu điểm là người trả lời phỏng vấn sẽ đưa ra được những thông tin một cách tự nhiên và thông qua đối thoại, người phỏng vấn cũng sẽ có thể biết được thái độ và cảm xúc của người trả lời từ đó sẽ có được cách đánh giá khách quan hơn.

Nếu bạn còn thắc mắc về phương pháp phỏng vấn rong quá trình thu thập thông tin sơ cấp thì nhấn nút “Đăng ký hố trợ ngay” để được S4S hỗ trộ trực tiếp nhé!

Nút đăng kí hỗ trợ

Có 4 phương pháp phỏng vấn:

  • Phỏng vấn qua điện thoại: là việc thu thập thông tin thông qua việc giao tiếp điện thoại giữa người nghiên cứu và đối tượng được phỏng vấn.
  • Phỏng vấn qua thư tín: Thu thập thông tin bằng cách chuẩn bị một bản câu hỏi mà người được hỏi cần trả lời và gửi đến đối tượng qua đường bưu tín (bưu điện). Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp này cho phép triển khai trên phạm vi không gian rộng lớn.
  • Phỏng vấn trực tiếp cá nhân: Thông tin thu thập linh hoạt nhất, người phỏng vấn có thể đưa ra nhiều câu hỏi hơn hoặc bổ sung kết quả phỏng vấn có thể đưa ra nhiều câu hỏi hơn hoặc bổ sung kết quả phỏng vấn bằng sự quan sát trực tiếp của mình.
  • Phỏng vấn nhóm: một nhóm nhỏ cùng kết hợp với nhau và được hướng dẫn bởi nhà nghiên cứu thông qua một cuộc thảo luận không có sự chuẩn bị trước về một vài chủ đề.

Ngoài ra còn một số phương pháp thu thập thông tin sơ cấp thông qua phỏng vấn như: Phỏng vấn ngụy trang và không ngụy trang, phỏng vấn theo mẫu và phỏng vấn tự do.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng phỏng vấn
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng phỏng vấn

Quan sát

Quan sát cũng là việc nghiên cứu liên quan tới sự giám sát và những hoạt động cần được quan tâm và lựa chọn. Khác phục thông tin thu được chưa chính xác khi phỏng vấn, rất tốt khi áp dụng với nghiên cứu thăm dò. Khi tiến hành nghiên cứu 1 vấn đề nào đó người ta thường nghĩ đến việc tiếp cận và tương tác với đối tượng để tìm ra được thông tin, tuy nhiên nhiều người lại bỏ qua phương pháp là quan sát. Phương pháp quan sát cũng cần có kế hoạch và thực hiện 1 cách có hệ thống.

 

Cách thu thập dữ liệu khi quan sát là việc người đó sẽ dùng các giác quan của mình để theo dõi và đánh giá về sự việc đó. Công cụ có thể cần được sử dụng trong phương pháp này là một quyển sách hay chiếc điện thoại, máy tính để viết lại các thông tin được thu thập theo đánh giá của người quan sát. Phương pháp này cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau như có cấu trúc hoặc không có cấu trúc, kiểm soát hoặc không kiểm soát, tiếp cận có tham gia hoặc không tham gia,..

Các loại quan sát bao gồm:

  • Quan sát trong môi trường bình thường và có điều kiện
  • Quan sát mở và quan sát có ngụy trang
  • Quan sát bằng máy và bằng người
  • Quan sát có tổ chức và không có tổ chức

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp quan sát

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp quan sát

Thực nghiệm

Thực nghiệm là việc tuyển chọn các nhóm đối tượng có thể so sánh được với nhau, tạo ra cho các nhóm đó hoàn cảnh khác nhau, kiểm tra những thành phần biến động. Xác định mức độ quan trọng của các đặc điểm được quan sát hoặc được phỏng vấn.

Vai trò của thực nghiệm:

  • Cho phép kiểm soát được sự can thiệp, làm cho sự can thiệp gần giống các lựa chọn chiến lược của nhà quản trị
  • Thường chứng tỏ mối quan hệ nhân quả
  • Nhanh hơn và có hiệu quả hơn các phương pháp khác.

Quy trình thử nghiệm: Xác định vấn đề => Xác lập một giả thuyết =>Xây dựng mô hình thử nghiệm => Xác lập kết quả định sẵn và kết quả =>Ktra đảm bảo kết quả có thể đem ra phân tích => Tiến hành thử nghiệm => Áp dụng các kỹ thuật phân tích thông kê=> Rút ra kết luận.

Phạm vi áp dụng phương pháp thử nghiệm: Áp dụng cho Marketing Mix, trắc nghiệm Marketing, Vấn đề lớn hoặc nhỏ.

Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng cách thí nghiệm
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp bằng cách thí nghiệm

Các Bước Thực Hiện Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp với khảo sát và bảng hỏi

Như đã biết ở trên, khảo sát và bảng hỏi là các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp được sử dụng phổ biến và hiệu quả, dưới đây S4S sẽ giúp bạn biết được chính xác các bước trong phương pháp này nhé:

Bước 1: Thiết kế mẫu

Đầu tiên, để tạo được một bảng hỏi hoàn chỉnh và chỉnh chu thì trước hết bạn sẽ phải thiết kế mẫu với các luồng thông tin quan trọng cần xử lý như:

  • Mục tiêu của nghiên cứu là gì?
  • Phạm vi của nghiên cứu đến đâu?
  • Phương pháp lựa chọn mẫu?
  • Kích thước mẫu
  • Định dạng câu hỏi
  • Phương tiện thu thập
  • Thời gian và chi phí,..
Thiết kế mẫu hỏi
Thiết kế mẫu hỏi

Bước 2: Xây dựng bảng hỏi

Khi xây dựng một bảng hỏi bạn sẽ phải xác định được những thông tin cần thiết và tính ứng dụng của nó như:

  • Mục tiêu của bảng hỏi
  • Đặt câu hỏi một cách rõ ràng
  • Đảm bảo tính đa dạng của câu hỏi
  • Kiểm tra tính khả thi của bảng hỏi
  • Đảm bảo tính bảo mật của thông tin
  • Cuối cùng là thử nghiệm bảng hỏi để đảm bảo tính hiệu quả
Xây dựng bảng hỏi
Xây dựng bảng hỏi

Bước 3: Tiến hành điều tra khách hàng

Sau khi đã xây dựng bảng hỏi xong, bước tiếp theo sẽ tiến hành điều tra với bảng hỏi đó. Việc điều tra này không phải diễn ra một cách ồ ạt, ai cũng khảo sát mà phải:

  • Lựa chọn đúng đối tượng để nghiên cứu
  • Phân phối bảng hỏi một cách đồng đều và đúng thời hạn
  • Hướng dẫn và giải đáp các thắc mắc liên quan của đối tượng được hỏi
  • Cuối cùng là thu thập dữ liệu theo lịch trình
Tiến hành điều tra khách hàng
Tiến hành điều tra khách hàng

Bước 4: Xử lý dữ liệu

Sau khi đã thực hiện đầy đủ và chính xác các bước trên thì công việc cuối cùng trong các bước nghiên cứu thông tin sơ cấp với khảo sát và bảng hỏi sẽ là:

  • Kiểm tra và làm sạch dữ liệu, loại bỏ các giá trị không hợp lệ
  • Đánh số và mã hóa các dữ liệu để thuận tiện cho việc đánh giá
  • Phân tích các dữ liệu đã được làm sạch và mã hóa
  • Đánh giá các kết quả sau khi phân tích
  • Báo cáo kết quả mà đã được phân tích
Xử lý các dữ liệu
Xử lý các dữ liệu

Tổng kết

Trên đây chính là các phương pháp thu thập thông tin sơ cấp hiệu quả nhất được chúng mình tổng hợp và chia sẻ. Nếu bạn còn thắc mắc và cần được chúng mình hỗ trợ giải đáp bạn hãy liên hệ qua Fanpage S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên TMĐT hoặc tham gia Học và hỏi Digital Marketing TMDT  –  S4S 

Facebook
Email
Picture of Hồng Phú

Hồng Phú

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one