Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp hiệu quả nhất 

các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp hiệu quả

Mục lục

Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp hiệu quả đang được nhiều người quan tâm. Để đảm bảo cuộc nghiên cứu được hiệu quả nhất các bạn có thể tham khảo các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp hiệu quả mà S4S sẽ chia sẻ dưới đây! 

Thông tin thứ cấp là gì? (Secondary data) 

Thông tin thứ cấp (Hay dữ liệu thứ cấp) là dữ liệu đã có sẵn, không phải do nhà nghiên cứu thu thập và đã được công bố rộng rãi. Dữ liệu thứ cấp có thể được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau 

Có 2 dạng dữ liệu thứ cấp mà bạn cần quan tâm là: 

  • Dữ liệu thứ cấp định tính: là các yếu tố vô hình như chất lượng, màu sắc, sở thích hoặc ngoại hình 
  • Dữ liệu thứ cấp định lượng: là các con số, bảng thống kê, tỷ lệ phần trăm

    thông tin thứ cấp là gì
    Thông tin thứ cấp là gì

Phương Pháp Thu Thập Thông Tin Thứ Cấp Hiệu Quả Nhất

Thu thập dữ liệu từ internet 

Đây là hình thức phổ biến nhất mà các bạn có thể làm. Phương pháp này vừa dễ thực hiện vừa không tốn phí. 

Tất cả các dữ liệu đều có trên internet. Công việc của bạn là tìm đúng nguồn dữ liệu mà bạn cần. 

Tuy nhiên bạn cần cẩn thận với những nguồn thông tin sai sự thật và không được xác thực

Thu thập thông tin thứ cấp từ internet
Thu thập thông tin thứ cấp từ internet

Thu thập dữ liệu từ các cơ quan chính phủ – phi chính phủ 

Các cơ quan chính phủ và phi chính phủ thường thu thập và công bố một lượng lớn dữ liệu về các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa,…

Dữ liệu này thường được thu thập một cách chặt chẽ và có thể được sử dụng để cung cấp cái nhìn tổng quan về các xu hướng và vấn đề lớn.

Thu thập thông tin thứ cấp từ tổ chức phi chính phủ
Thu thập thông tin thứ cấp từ tổ chức phi chính phủ

Một số nguồn dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan chính phủ và phi chính phủ bao gồm:

  • Trang web của các cơ quan chính phủ và phi chính phủ
  • Báo cáo thống kê
  • Nghiên cứu thị trường
  • Dữ liệu dân số
  • Dữ liệu kinh tế

–> Đăng ký hỗ trợ ngay để được chúng mình giải đáp các thắc mắc liên quan đến môn học nha! 

Nút đăng ký hỗ trợ

Thu thập dữ liệu từ thư viện 

Thư viện là một nguồn tài nguyên tuyệt vời để tìm kiếm dữ liệu thứ cấp. Thư viện thường có một bộ sưu tập sách, tạp chí, báo, v.v. phong phú, bao gồm cả dữ liệu thứ cấp.

Có rất nhiều thông tin được lưu trữ trong thư viện, nó bao gồm cả những thông tin mà trên internet không cung cấp. 

Thu thập thông tin từ thư viện
Thu thập thông tin từ thư viện

Thu thập dữ liệu từ các tổ chức giáo dục 

Các tổ chức giáo dục, chẳng hạn như trường đại học và cao đẳng, thường thu thập và lưu trữ một lượng lớn dữ liệu về các lĩnh vực học thuật khác nhau. 

Dữ liệu này có thể được sử dụng để cung cấp cái nhìn sâu sắc về các vấn đề cụ thể.

Bạn có thể liên hệ với phòng dịch vụ sinh viên, những bộ phận phụ trách văn phòng để có thể tìm được nguồn thông tin cần thu thập. 

Một số nguồn dữ liệu thứ cấp của các tổ chức giáo dục như: Tạp chí học thuật, tuyển tập bài báo, luận văn, tiểu luận, dữ liệu nghiên cứu,…

Thu thập dữ liệu từ các tổ chức giáo dục
Thu thập dữ liệu từ các tổ chức giáo dục

xem thêm: Hướng dẫn các bước gom nhóm từ khóa chi tiết từ A đến Z

Thu thập dữ liệu từ thị trường thương mại 

Thị trường thương mại cung cấp một số nguồn dữ liệu thứ cấp có giá trị, chẳng hạn như dữ liệu nghiên cứu thị trường, dữ liệu phân tích,…

Dữ liệu này thường được thu thập bởi các công ty tư vấn và có thể được sử dụng để cung cấp thông tin chi tiết về thị trường và đối tượng mục tiêu.

Thu thập thông tin từ thị trường thương mại
Thu thập thông tin từ thị trường thương mại

Các Bước Thực Hiện Phương Pháp Thu thập Thông Tin Thứ Cấp 

Để thu thập thông tin thứ cấp một cách hiệu quả nhất. Các bạn hãy thực hiện theo 4 bước dưới đây. 

Bước 1: Xác định thông tin cần thiết khi nghiên cứu 

Bước đầu tiên là xác định thông tin cần thiết cho nghiên cứu của bạn. Bạn cần xác định loại dữ liệu (định lượng hay định tính), phạm vi của dữ liệu (cụ thể hay chung chung) và khoảng thời gian của dữ liệu (hiện tại hay lịch sử).

Bước 2: Tìm nguồn dữ liệu 

Sau khi xác định được thông tin cần thiết, bạn cần tìm nguồn dữ liệu phù hợp. Có 6 phương pháp để thu thập thông tin mà bạn có thể thực hiện. Và sẽ có 2 nguồn chính để bạn có thể thu thập thông tin là: 

  • Nguồn nội bộ: Dữ liệu thứ cấp nội bộ có thể được tìm thấy trong các tổ chức, chẳng hạn như dữ liệu bán hàng, dữ liệu khách hàng, dữ liệu tài chính, v.v.
  • Nguồn bên ngoài: Dữ liệu thứ cấp bên ngoài có thể được tìm thấy trong các cơ quan chính phủ, tổ chức giáo dục, tổ chức phi chính phủ, thư viện, các trang web, v.v.

Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin 

Sau khi tìm được nguồn dữ liệu phù hợp, bạn cần tiến hành thu thập thông tin từ các nguồn đó. Việc bạn cần làm lúc này là: 

  • Đọc tài liệu: Nếu bạn đang thu thập thông tin từ sách, tạp chí, báo,….bạn cần đọc kỹ tài liệu để nắm được nhiều nhất nội dung mà bạn có thể
  • Phân tích dữ liệu: Nếu bạn đang thu thập thông tin từ dữ liệu thống kê, bạn cần phân tích dữ liệu để tìm ra các xu hướng và mối tương quan.
  • Phỏng vấn chuyên gia: Nếu bạn cần thông tin chi tiết về một lĩnh vực cụ thể, bạn có thể phỏng vấn chuyên gia. Họ sẽ chia sẻ cho bạn những nguồn thông tin vô cùng hữu ích mà rất ít người biết

Bước 4: Đánh giá và chắt lọc thông tin 

Bước cuối cùng là đánh giá và chắt lọc những thông tin mà bạn đã thu thập được. 

Bạn cần xác định xem thông tin có chính xác và đáng tin cậy hay không, xem những thông tin đó có phù hợp với mục đích nghiên cứu của bạn hay không, thông tin có đầy đủ và toàn diện hay không.

Sau khi đã đánh giá thông tin xong, bạn cần chắt lọc thông tin để loại bỏ các thông tin không cần thiết hoặc không phù hợp cho cuộc nghiên cứu của bạn

Các bước thực hiện phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Các bước thực hiện phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Ưu Điểm, Nhược Điểm Của Thông Tin Thứ Cấp 

Ưu điểm

Ưu điểm của thông tin thứ cấp
Ưu điểm của thông tin thứ cấp
  • Dễ thu thập: Dữ liệu thứ cấp đã có sẵn, vì vậy nhà nghiên cứu không cần phải dành thời gian và công sức để thu thập dữ liệu.
  • Tiết kiệm chi phí: Dữ liệu thứ cấp thường có sẵn miễn phí hoặc với chi phí thấp hơn so với dữ liệu sơ cấp.
  • Cung cấp phạm vi rộng: Dữ liệu thứ cấp có thể cung cấp dữ liệu về một phạm vi rộng lớn các vấn đề và đối tượng.

Nhược điểm:

  • Không chính xác: Dữ liệu thứ cấp có thể không chính xác hoặc không cập nhật, đặc biệt nếu dữ liệu được thu thập từ một nguồn không đáng tin cậy.
  • Không phù hợp: Dữ liệu thứ cấp có thể không phù hợp với mục đích nghiên cứu của nhà nghiên cứu.
  • Không đầy đủ: Dữ liệu thứ cấp có thể không đầy đủ, đặc biệt nếu dữ liệu được thu thập cho một mục đích khác.

Bạn có thể hứng thú: Chỉ số KEI là gì? Cách sử dụng chỉ số KEI trong SEO hiệu quả nhất

Ví dụ về thông tin thứ cấp 

Dưới đây là một vài ví dụ về thông tin thứ cấp: 

Dữ liệu dân số: Dữ liệu dân số cung cấp thông tin về dân số của một quốc gia hoặc khu vực, bao gồm số lượng người, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn,…

Dữ liệu dân số có thể được sử dụng để nghiên cứu tác động của dân số đến thị trường lao động trong một khu vực cụ thể nào đó

Dữ liệu kinh tế: Dữ liệu kinh tế cung cấp thông tin về nền kinh tế của một quốc gia hoặc khu vực, bao gồm GDP, lạm phát, thất nghiệp,…

Dữ liệu kinh tế có thể được sử dụng để nghiên cứu tác động của kinh tế đến thị trường chứng khoán,….

Tổng kết

Trên đây, mình đã chia sẻ cho các bạn Các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp hiệu quả nhất. Nếu như các bạn còn thắc mắc và cần được giải đáp thì có thể liên hệ với chúng mình qua Fanpage Fanpage S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên TMĐT hoặc tham gia Group học liệu TMĐT Fpoly 

 

Facebook
Email
Picture of Nguyễn Hữu Hùng

Nguyễn Hữu Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one