6 Bước hoạch định ngân sách Marketing chuẩn 2023

hoach-dinh-ngan-sach-marketing

Mục lục

Để có một quy trình marketing lâu dài và bền vững, bạn cần một bản hoạch định ngân sách Marketing sao cho thật chi tiết.Nó giúp bạn có cái nhìn tổng quan về thị trường ngành hàng, đối thủ cạnh tranh,thuận lợi, khó khăn, và xác định được thời gian cụ thể để triển khai từng công việc. Vì vậy, bài viết dưới đây S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên TMĐT sẽ giúp bạn hiểu rõ và chi tiết từng bước lập một bản hoạch định ngân sách hiệu quả. 

1. Hoạch định ngân sách Marketing là gì?

Hoạch định ngân sách Marketing là quá trình xác định và phân bổ ngân sách cụ thể của doanh nghiệp dành cho một hoạt động Marketing trong một khoảng thời gian nhất định. Nó giúp doanh nghiệp định hình được kế hoạch công việc và mục tiêu tiếp thị nhất định, từ đó đảm bảo được hiệu quả công việc. Đây là một phần vô cùng quan trọng trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh tổng thể và định hình chiến lược tiếp thị cho doanh nghiệp.

Hoạch định ngân sách Marketing là gì?
Hoạch định ngân sách Marketing là gì?

2. Vai trò của hoạch định ngân sách Marketing

Vai trò của hoạch định ngân sách Marketing là gì?
Vai trò của hoạch định ngân sách Marketing là gì?

Hoạch định Marketing đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong chiến lược Marketing của doanh nghiệp. Dự trù ngân sách giúp doanh nghiệp phân chia nguồn lực và đưa ra quyết định sao cho phù hợp và hợp lý nhất. Những vai trò chính của hoạch định ngân sách Marketing như:

Định hình chiến lược:

Hoạch định ngân sách Marketing giúp xác định số tiền và tài nguyên có sẵn của doanh nghiệp, để triển khai và phân bổ sao cho hợp lý với mỗi hoạt động tiếp thị. Đồng thời nó còn giúp doanh nghiệp định hình được rõ ràng mục tiêu và cách thức tiếp cận mục tiêu.

Việc phân bổ ngân sách cho các mục tiêu cụ thể sẽ giúp đảm bảo tập trung tài chính vào những hoạt động quan trọng. Đồng thời, dựa vào ngân sách mà doanh nghiệp có thể lựa chọn hoạt động tiếp thị sao cho hợp lý.

Ví dụ, nếu ngân sách Marketing hạn hẹp, thì doanh nghiệp có thể tập trung vào Marketing kỹ thuật số hay những hoạt động khác tiết kiệm chi phí hơn.

Quyết định ưu tiên:

Khi ngân sách Marketing có giới hạn, buộc các nhà hoạch định ngân sách phải quyết định phân bổ sao cho hợp lý. Khi này, nhà quản lý phải có một tầm nhìn xa để quyết định rằng đâu là hoạt động quan trọng và nên được ưu tiên. Điều này sẽ giúp đảm bảo rằng ngân sách doanh nghiệp sẽ được sử dụng một cách hiệu quả và tập trung vào các hoạt động sẽ mang lại lợi nhuận cao nhất.

Ngoài ra, điều này còn giúp doanh nghiệp ưu tiên trong việc sử dụng nguồn lực. Nó đảm bảo rằng các hoạt động quan trọng sẽ được hỗ trợ một cách tốt nhất để có thể đạt được mục tiêu đề ra.

Sự minh bạch và kiểm soát:

Có một ngân sách rõ ràng và cụ thể giúp tạo sự minh bạch và kiểm soát các khoản chi phí một cách dễ dàng. Việc theo dõi và đánh giá ngân sách giúp ngăn chặn lãng phí và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.

Ngân sách Marketing được tạo ra như một bản đồ chi tiết về các hoạt động dự kiến và các khoản chi tiêu liên quan. Khi thực hiện các hoạt động Marketing, doanh nghiệp có thể so sánh kế hoạch và thực tế để kiểm tra xem liệu các hoạt động có được diễn ra đúng theo kế hoạch hay chưa và điều chỉnh nếu cần thiết.

Đây cũng là cách giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro về vấn đề chi tiêu quá đà, mất kiểm soát.

Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing:

So sánh hiệu quả hoạt động với ngân sách đã được định sẵn sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng đánh giá hiệu quả chiến lược và từ đấy sẽ đưa ra phương hướng điều chỉnh và khắc phục trong tương lai.

Ngân sách Marketing giúp xác định rõ ràng các mục tiêu và các chỉ số hiệu quả (hay còn gọi được gọi là KPIs) mà doanh nghiệp muốn đạt được. Khi các mục tiêu và KPIs được đề ra một cách cụ thể và rõ ràng trong hoạch định ngân sách, việc theo dõi và đánh giá hiệu quả trở nên dễ dàng hơn.

Xem thêm: Các phương pháp xác định ngân sách truyền thông hiệu quả

3. 6 bước hoạch định ngân sách Marketing hiệu quả

6 bước hoạch định ngân sách Marketing hiệu quả
6 bước hoạch định ngân sách Marketing hiệu quả

Bước 1: Xác định mục tiêu Marketing

Trước khi bắt đầu hoạch định ngân sách Marketing, cần xác định rõ mục tiêu muốn đạt được như tăng doanh thu, tăng độ nhận diện thương hiệu hay duy trì và mở rộng thị trường, …. 

Việc đặt mục tiêu cụ thể sẽ giúp bạn có những “bước đi” sao cho phù hợp và đúng đắn. Với mỗi mục tiêu cần có các chỉ số đo lường cụ thể khác nhau để đánh giá hiệu quả.

Bước 2: Nghiên cứu thị trường

Bạn cần tìm hiểu thị trường, việc này bao gồm: nghiên cứu ngành hàng, đối thủ cạnh tranh, phân tích dữ liệu thống kê, đánh giá xu hướng thị trường và xác định rõ được hành vi, mong muốn, nhu cầu, thói quen khách hàng mục tiêu. 

Kết quả từ nghiên cứu sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhu cầu của thị trường và xác định rõ được cơ hội Marketing của mình.

Bước 3: Xác định các kênh tiếp thị

Từ những nghiên cứu ở bước 2, bạn sẽ xác định được phương tiện tiếp cận phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ để tiếp cận đến khách hàng mục tiêu. 

Định hình các hoạt động Marketing cụ thể và các kênh tiếp thị sẽ sử dụng để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

Các phương tiện tiếp cận như tiếp thị trực tuyến, tiếp thị mạng xã hội, quảng cáo truyền thống, email Marketing, ….

Bước 4: Xác định và ước tính tổng chi phí 

Dựa trên các hoạt động tiếp thị bạn đã chọn, từ đó xác định chi phí dự kiến cho từng hoạt động. Điều này bao gồm cả các chi phí cố định và dự trù.

Trong một kế hoạch Marketing, có thể có các giai đoạn hoặc chu kỳ khác nhau, ví dụ như theo mùa, theo quý, hoặc theo năm. Xác định số tiền dự kiến cần chi tiêu cho mỗi giai đoạn sẽ giúp bạn phân bổ ngân sách hợp lý theo từng giai đoạn và kiểm soát chi phí tốt hơn trong từng giai đoạn.

Sau khi ước tính chi phí từng hoạt động và xem xét ngân sách từng giai đoạn, người quản lý cần phải tiến hành tổng hợp tất cả các con số lại để tính tổng chi phí dự kiến cho toàn bộ kế hoạch Marketing. Điều này sẽ cho phép xác định tổng số tiền cần thiết để thực hiện kế hoạch Marketing trong khoảng thời gian nhất định.

Hãy đảm bảo tính toán cẩn thận để tránh thiếu hụt ngân sách hoặc lãng phí tiền.

Bước 5: Xác định ưu tiên và phân bổ ngân sách

Chia ngân sách thành các phần khác nhau cho từng hoạt động tiếp thị và chiến dịch cụ thể. Đồng thời đánh giá mức độ quan trọng và hiệu quả của từng hoạt động trong việc đạt được mục tiêu Marketing. Các hoạt động quan trọng và hiệu quả cao nên được ưu tiên từ đó giúp phân bổ tài nguyên một cách hợp lý và tập trung.

Dựa vào việc xác định các mục tiêu và hoạt động quan trọng, tiến hành phân bổ ngân sách cho mỗi hoạt động theo mức độ ưu tiên. Điều này đảm bảo rằng các hoạt động quan trọng nhất sẽ nhận được sự hỗ trợ tài chính tốt nhất.

Bước 6: Đo lường và đánh giá hiệu quả

Trong khi thực hiện chiến lược tiếp thị, hãy luôn nhớ phải theo dõi hiệu quả của các hoạt động và chi tiêu thường xuyên . Dựa trên dữ liệu thu thập được, từ đó đánh giá xem chiến dịch có đạt được mục tiêu đề ra hay không và cần điều chỉnh ngân sách hay không.

Xem thêm: 5 Bước xác định ngân sách quảng cáo hiệu quả

4. Các lỗi dễ mắc phải khi hoạch định ngân sách Marketing

Khi thực hiện hoạch định ngân sách Marketing, có một số lỗi dễ mắc phải mà doanh nghiệp cần lưu ý để tránh không mất tiền một cách vô ích:

  • Không nghiên cứu kỹ thị trường và đối thủ cạnh tranh trước khi bắt đầu chiến dịch marketing
  • Không nắm bắt xu hướng thị trường
  • Tập trung toàn bộ ngân sách của doanh nghiệp trên một nền tảng
  • Điều chỉnh ngân sách dựa trên “ cảm tính ” mà không dựa trên bất kỳ số liệu hay dữ liệu nào cụ thể.

Tổng kết

Trên đây là tổng quan 6 bước hoạch định ngân sách Marketing chuẩn 2023 mà S4S muốn gửi đến bạn. Một ngân sách Marketing phù hợp đóng góp một phần rất quan trọng vào thành công của doanh nghiệp. Để xác định được ngân sách Marketing hiệu quả, chính xác, bạn hãy dành chút thời gian để suy nghĩ cẩn thận về từng bước thực hiện và những lưu ý khi thực hiện nhé. 

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các bước hoạch định ngân sách Marketing. Nếu như còn thắc mắc cũng như cần hỗ trợ thêm thì hãy đăng ký qua form đăng ký dưới đây để S4S chúng mình có thể giúp bạn nhiều hơn qua buổi hỗ trợ cùng với các thành viên của tổ chức nhé!

nút đăng ký hỗ trợ
Đăng ký hỗ trợ

Bạn cũng có thể nhắn tin trực tiếp qua Fanpage: S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên thương mại điện tử và tham gia Group: S4S – Group học liệu TMĐT Fpoly

Facebook
Email
Picture of THÚY NGA

THÚY NGA

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one