Kích thước mẫu là gì? Phương pháp và cách xác định trong nghiên cứu

Kích thước mẫu là gì?

Mục lục

Khi tiến hành một cuộc điều tra nghiên cứu thông qua khảo sát, thì một trong những bước quan trọng trước đó mà các nhà nghiên cứu không thể bỏ qua chính là xác định kích thước mẫu. Vậy kích thước mẫu là gì? Phương pháp và cách xác định kích thước mẫu trong nghiên cứu ra sao? Cùng S4S tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Kích thước mẫu là gì?

Để trả lời cho câu hỏi kích thước mẫu là gì thì đây chính là một thuật ngữ dùng để chỉ một số lượng cụ thể câu trả lời của các đáp viên (Người trả lời câu hỏi – hoặc điền phiếu) mà người nghiên cứu phải đặt ra để tiến hành nghiên cứu và đo lường. Đây là một trong những bước cực kỳ quan trọng trong nghiên cứu bởi:

  • Nếu xác định kích thước mẫu quá nhỏ thì thông tin được thu thập về sẽ không đủ tính đại diện cho kết quả được nghiên cứu, từ đó thì sẽ gây ra những phán đoán và nhận định sai lệch. Hơn nữa, với kích thước mẫu quá nhỏ sẽ không mang lại cho các nhà nghiên cứu một cái nhìn tổng thể.
  • Còn nếu kích thước mẫu quá lớn thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của quá trình nghiên cứu bởi sẽ gây ra khó khăn trong quá trình thu thập thông tin, gây sức ép cho người thu thập, ngân sách cũng như thời gian của cuộc nghiên cứu. Dù những giá trị mang lại sẽ có tính đại diện và chính xác hơn nhưng việc phải bỏ ra quá nhiều nguồn lực sẽ khiến các doanh nghiệp phải chùn chân.
Kích thước mẫu là gì?
Kích thước mẫu là gì?

Yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn kích thước mẫu

Như đã nói đến ở trên, nếu kích thước mẫu quá lớn hoặc quá nhỏ sẽ đề có những ảnh hưởng và tác động đáng kể đến cuộc nghiên cứu. Tuy nhiên thì những điều đó không phải là tất cả, yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn kích thước mẫu còn nằm ở:

  • Độ tin cậy của dữ liệu: Điều này có nghĩa là dữ liệu thu về cần có tính đại diện cho một tổng thể cũng như là phải khái quát được những đặc điểm chung nhất của tổng thể ấy
  • Sai số ở trong mức chấp nhận được: Những sai số trong nghiên cứu là điều khó để tránh khỏi, vì vậy mà các nhà nghiên cứu ngoài việc đánh giá mức độ tin cậy còn phải ước tính được những phần trăm sai số của mẫu.
  • Các loại, phương thức phân tích mà nhà nghiên cứu thực hiện: Đối với một số phương thức thống kê nghiên cứu thì việc kích thước mẫu phải đạt được một số lượng tối thiểu thì các ước lượng mới có ý nghĩa
  • Kích thước của một tổng thể: Nghĩa là trong một tổng thể lớn, kích thước mẫu sẽ phải chiếm một phần trăm nhất định so với tổng thể đó.

Nếu bạn còn đang chưa hiểu về kích thước mẫu là gì? hay những kiến thức về digital marketing nói chung thì đừng ngần ngại click vào nút bên dưới để nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ chúng mình nhé!

Nút đăng ký hỗ trợ

Phương pháp xác định kích thước mẫu

Sau khi biết được kích thước mẫu là gì cùng với những yếu tố ảnh hưởng tới quyết định chọn kích thước mẫu thì tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu về phương pháp xác định kích thước mẫu. Phương pháp xác định kích thước mẫu được chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 – Xem xét các biến ảnh hưởng đến kích thước mẫu 

Bước 1. Tổng thể (Population size)

Trong bước đầu tiên của giai đoạn 1, nhà nghiên cứu cần phải đưa ra tầm nhìn và đánh giá tổng thể của cuộc khảo sát. Tổng thể này có thể là 1 nhóm cụ thể gồm con người, điều kiện,.. 

Nói dễ hiểu hơn, để tiến hành một cuộc khảo sát với những người phụ nữ có con từ 10 – 15 tuổi, bạn cần phải ước lượng được số lượng tổng thể đó là bao nhiêu người phụ nữ. Để có thể xác định được tổng thể, bạn có thể sử dụng các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp bằng cách nghiên cứu các tài liệu có dữ liệu liên quan.

Xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng: Tổng thể
Xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng: Tổng thể

>>> Xem thêm: [Cập nhật] Các loại hình nghiên cứu marketing phổ biến hiệu quả nhất

Bước 2. Biên độ sai số (Margin of error) – Khoảng tin cậy (Confidence Interval) 

Với những cuộc nghiên cứu có quy mô từ vừa và lớn thì việc có những sai số trong việc thu thập thông tin là rất khó tránh khỏi, Vì vậy mà biên độ sai số được ra đời để vạch ra cho các nhà nghiên cứu một khoảng sai số nhất định có thể chấp nhận được. Khoảng này cũng thường được gọi là khoảng tin cậy của dữ liệu, biểu thị dưới dạng giá trị trung bình. 

Bước 3. Mức độ tin cậy (Confidence level) 

Có nhiều người thường nhầm lẫn mức độ tin cậy với khoảng tin cậy và cho rằng chúng là 1. Tuy nhiên thì 2 khái niệm này lại hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu khoảng tin cậy đề cập đến mức độ sai số của dữ liệu thu về thì mức độ tin cậy lại được dùng để các nhà nghiên cứu đánh giá sự tin cậy của dữ liệu sau khi gộp cùng với khoảng tin cậy.

Xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng: Độ tin cậy
Xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng: Độ tin cậy

Bước 4. Độ lệch chuẩn (Standard deviation) 

Ở bước thứ 4, các bạn cần phải xác định được độ lệch chuẩn của dữ liệu. Trong nghiên cứu, độ lệch chuẩn sẽ là những kết quả phản hồi có kết quả khác so với số kết quả phải hồi trung bình.

Độ lệch chuẩn càng cao sẽ có ý nghĩa rằng kết quả thu về cách xa giá trị trung bình và ngược lại. Một độ lệch chuẩn trung bình được các nhà phân tích thường sử dụng khi chưa thực hiện khảo sát chính là độ lệch chuẩn 0.5. Đây là con số sẽ giúp bạn đảm bảo có kích thước mẫu đủ lớn phục vụ cho quá trình nghiên cứu được tin cậy và chính xác.

Xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng: Độ lệch chuẩn
Xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng: Độ lệch chuẩn

Giai đoạn 2: Tính chỉ số kích thước mẫu 

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 gồm 4 bước là xác định tổng thể, tính biên độ sai số, mức độ tin cậy và độ lệch chuẩn, lúc này bạn đã có thể tính được chỉ số kích thước mẫu mà bạn cần có qua 2 bước 5 và 6 sau đây:

Bước 5. Xác định điểm số chuẩn (Z-score) 

Để xác định được điểm số chuẩn thì lúc này bạn chỉ cần chuyển mức độ tin cậy đã được tính toán và ước lượng ở bước số 3 chuyển thành một điểm số chuẩn.

Dưới đây là 1 số điểm số chuẩn cho mức độ tin cậy phổ biến nhất:

90% – điểm Z = 1.645

95% – điểm Z = 1.96

99% – điểm Z = 2.576

>>> Xem thêm: [Chi tiết] Cách xác định ngân sách marketing hiệu quả

Bước 6. Sử dụng công thức kích thước mẫu 

Sau khi đã hoàn thành cả 5 bước thì hãy sử dụng những số liệu đã được tính toàn và làm theo công thức sau đây:

Giả sử bạn chọn mức độ tin cậy 95%, độ lệch chuẩn 0.5 và sai số là +/-5%. 

((Mức độ tin cậy)2 x 5(sai số)) / (độ lệch chuẩn)2 
((1.96)2 x 5(5)) / (0.5)2
(3.8416 x 25) / 0.025
9604 / 0.025
= 384.16 (Số phiếu)

Vậy bạn cần 385 người phản hồi khảo sát

Tổng kết

Tất cả những khái niệm về kích thước mẫu là gì và phương pháp cũng như cách xác định trong nghiên cứu đều đã được S4S liệt kê cho bạn rất chi tiết ở trên. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích về kích thước mẫu là gì cũng như các khái niệm liên quan.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi và đừng quên để lại bình luận đóng góp cho S4S nhé!

Bạn cũng có thể nhắn tin trực tiếp qua Fanpage: S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên thương mại điện tử  và tham gia Group: Học và Hỏi Digital Marketing TMĐT – S4S.

Facebook
Email
Picture of Hồng Phú

Hồng Phú

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one