Mô hình 3C – Mô hình chiến lược bất biến trong Marketing

Mô hình 3C trong marketing

Mục lục

Mô hình 3C chắc chắn đã quá quen thuộc với những Marketer. Đây là một mô hình vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình thiết kế chiến lược Marketing cho doanh nghiệp. Vì sao lại nói như vậy? Hãy cùng S4S tìm kiếm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây.

Mô hình 3C là gì?

Mô hình 3C là một khung khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực tiếp thị và phân phối để phân tích mối quan hệ giữa ba yếu tố quan trọng: Khách hàng (Customer), Cạnh tranh (Competition) và Công ty (Company). Mô hình được phát triển bởi nhà hoạch định Nhật nổi tiếng Kenichi Ohmae.

Qua mô hình này, các doanh nghiệp sẽ hiểu rõ hơn về môi trường hoạt động của mình, có góc nhìn tường tận về thị trường,  và dễ nắm bắt được điểm mạnh từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các chiến lược phù hợp.

Mô hình 3C là gì? Tầm quan trọng thế nào trong Marketing?
Mô hình 3C là gì? Tầm quan trọng thế nào trong Marketing?

>> Xem thêm: Các loại mô hình kinh doanh

Tìm hiểu, phân tích mô hình 3C trong Marketing

Khách hàng – Customer

Chữ C đầu tiên là chữ C nói về khách hàng – đại diện cho nhóm người tiêu dùng hoặc khách hàng mục tiêu mà công ty đang nhắm đến, là người mang lại lợi nhuận cũng như quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức, doanh nghiệp.

Mô hình 3C tập trung vào việc nghiên cứu và hiểu rõ nhu cầu, sở thích, hành vi mua hàng và các yếu tố tác động lên quyết định mua hàng của khách hàng. Để làm được điều này, các doanh nghiệp thường tiến hành các cuộc khảo sát, phân tích để có thể đưa ra được chân dung khách hàng chính xác nhất phù hợp với dịch vụ công ty đang cung cấp.

Mô hình 3C yếu tố khách hàng vô cùng quan trọng
Khách hàng – yếu tố quan trọng tạo nên thành công

Đối thủ cạnh tranh – Competitors

Chắc chắn rồi, khi kinh doanh bất kỳ thứ gì, đối thủ cạnh tranh vẫn luôn là vấn đề mọi công ty/doanh nghiệp đáng quan tâm và phải tìm hiểu kỹ càng. Để kiếm được lợi nhuận, buộc doanh nghiệp phải có những điểm sáng hơn để có thể thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh được chia làm hai loại:

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp

Đây là các công ty hoặc tổ chức hoạt động trong cùng ngành công nghiệp và cung cấp cùng một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhắm đến cùng một nhóm khách hàng mục tiêu. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp thường được xác định qua các yếu tố:

  • Cung cấp cùng một loại sản phẩm/dịch vụ với doanh nghiệp bạn
  • Cùng phân khúc giá với sản phẩm của bạn
  • Có khách hàng mục tiêu tương tự
  • Quy mô kinh doanh tương đương với doanh nghiệp
  • Vị trí địa lý, cơ sở hoạt động gần nhau

Nếu như vẫn còn thắc mắc và muốn được giải đáp chi tiết, rõ ràng hơn thì hãy đăng ký hỗ trợ ngay ở link dưới đây để được S4S xếp ca hỗ trợ online một cách sớm nhất.

Nút đăng ký hỗ trợ về kiến thức mô hình 3C

Đối thủ cạnh tranh gián tiếp

Là các công ty hoặc tổ chức hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh, nhưng cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau, và có khả năng thay thế hoặc đáp ứng nhu cầu tương tự như sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty của bạn đang cung cấp trong tương lai. 

Đối thủ cạnh tranh tiềm năng

Thường là những công ty có thị phần nhỏ, mới hoạt động cùng lĩnh vực với doanh nghiệp bạn. Nhóm đối thủ này thường sẽ khó xác định và đòi hỏi các chuyên gia về Marketing phải phân tích, nghiên cứu sâu hơn, lâu hơn và phải có khả năng dự đoán xu thế phát triển trong tương lai.

Đối thủ cạnh tranh trong mô hình 3C
Đối thủ cạnh tranh trong mô hình 3C

Doanh nghiệp – Company

Chữ C cuối cùng trong mô hình 3C chính là nói về doanh nghiệp. Để có thể xây dựng lòng tin, chỗ đứng vững chắc trong lòng khách hàng thì doanh nghiệp cần hiểu rõ được mình là ai, những cơ hội – thách thức cũng như các điểm mạnh – điểm yếu của mình đang là gì. 

Qua đó, tận dụng điểm mạnh, loại bỏ điểm yếu và đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển và đi lên.

Doanh nghiệp trong mô hình 3C
Doanh nghiệp có tầm quan trọng như thế nào trong các chiến dịch Marketing

>> Xem thêm: 8 yếu tố của mô hình kinh doanh

Case study điển hình mô hình 3C

Phân tích mô hình 3C thực tiễn của StarBucks – thương hiệu đình đám với hơn 10000 cơ sở cửa hàng tại Mỹ và hơn 6000 cơ sở trên toàn thế giới. Thành công của thương hiệu này một phần đến từ việc phân tích đúng mô hình 3C:

  • Customer (Khách hàng): Khách hàng của Starbucks nhắm đến chính là đối tượng nhân viên văn phòng. Do vậy, họ đã nắm bắt đúng hành vi tiêu dùng, sở thích của khách hàng: những người mong muốn có một khoảng không gian tốt để làm việc vì vậy cơ sở Starbucks luôn bố trí phù hợp với mong muốn khách hàng.
  • Competitions (Đối thủ cạnh tranh): Với mức giá ở phân khúc cao, đây là lợi thế giúp Starbucks tạo khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên với chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nên Starbucks vẫn luôn được ưa chuộng.
  • Company (Công ty): Sức mạnh tổng hợp từ nhiều điểm mạnh đã giúp củng cố vị thế vững chãi của Starbucks. Bên cạnh những thế mạnh nổi trội, Starbucks còn sở hữu các điểm mạnh khác như chất lượng hàng hóa, chính sách nhân sự và kinh nghiệm công việc đa quốc gia.
Case study điển hình của mô hình 3C
Case study điển hình của mô hình 3C

Tầm quan trọng của mô hình 3C trong Marketing 

Đối với doanh nghiệp

Mô hình 3C vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp bởi dựa vào mô hình này, doanh nghiệp có thể xác định, nhìn nhận rõ được những yếu tố đem lại sự thành công trong Marketing cho doanh nghiệp của mình.

Giúp tối ưu hóa chiến lược kinh doanh, nắm bắt sự thay đổi của thị trường từ đó để thay đổi và thích nghi cũng như tìm ra giá trị cốt lõi thực sự để có thể đưa doanh nghiệp đến thành công.

Đối với khách hàng

Đối với khách hàng, mô hình 3C giúp hiểu rõ nhu cầu, mong muốn của khách hàng, theo dõi sự thay đổi của thị trường, của khách hàng để công ty có thể đưa ra những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng hơn. 

Tầm quan trọng của mô hình 3C trong Marketing
Tầm quan trọng của mô hình 3C trong Marketing

Tổng kết

Đó chính là những điều về mô hình 3C mà S4S – gia sư hỗ trợ sinh viên TMĐT muốn đem đến thông tin cho các bạn. Mong rằng bài viết hữu ích và giúp bạn tích lũy thêm được nhiều kiến thức.

Bạn cũng có thể nhắn tin trực tiếp qua Fanpage: S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên thương mại điện tử  và tham gia Group: S4S – Group học liệu TMĐT Fpoly.

Facebook
Email
Picture of Nhung

Nhung

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one