Mô hình 7P trong Marketing là gì? Ví dụ mô hình 7P của Vinamilk

Mô hình 7P trong Marketing là gì?

Mục lục

Nếu nói sản phẩm là cốt lõi của doanh nghiệp thì Marketing chính là yếu tố không thể thiếu trong việc đem sản phẩm đến gần hơn với khách hàng và thúc đẩy doanh số tạo ra doanh thu cho doanh nghiệp. Nhưng, trong kỷ nguyên của công nghệ thì không thể khẳng định 1 chiến dịch Marketing nào là bền vững. Chính vì vậy, sự ra đời của mô hình 7P trong Marketing được cải tiến 4P là sự minh chứng cụ thể nhất cho nhận định trên.

Mô hình 7P đã biến thành chiến lược Marketing đang được các doanh nghiệp áp dụng nhiều nhất. Vậy mô hình 7P trong marketing là gì? Những lợi ích nó đem lại ra sao? Ngay bây giờ hãy cùng S4S đi vào tìm hiểu nhé! 

Mô hình 7p trong marketing
Mô hình 7p trong Marketing 

Marketing Mix là gì?

Marketing Mix hay được các chuyên gia gọi là Marketing hỗn hợp, là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của marketing sao cho nó phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của doanh nghiệp nào đó.

Theo E. Jerome McCarthy bao gồm bốn chữ Ps quen thuộc bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng cáo). Các yếu tố khác nhau của marketing mix hoạt động kết hợp và liên kết với nhau, lấy người tiêu dùng làm trung tâm kết hợp trọng tâm của khách hàng vào cách tiếp cận của họ.  

Tuy nhiên, hành vi người tiêu dùng luôn có sự thay đổi và trở lên khắt khe hơn, do đó, doanh nghiệp cần có sự thay đổi trong chiến lược Marketing nhằm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu đề ra. Đây cũng chính là bước đệm cho sự ra đời của mô hình 7P trong Marketing, đa số doanh nghiệp đang áp dụng tại thời điểm hiện tại. Vậy mô hình 7P trong Marketing là gì?

Xem thêm: Chiến lược Marketing Mix là gì?

Mô hình 7P trong Marketing là gì? 

Thực chất, mô hình 7P trong marketing được biết đến là một phần trong chiến lược Marketing Mix và được các doanh nghiệp hiện nay ứng dụng với mục đích tiếp thị sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp tới thị trường tiềm năng. Được kết hợp từ mô hình 4P căn bản và thêm 3 yếu tố (3Ps):  People, Physical Evidence, Process.Mô hình 7P trong Marketing bao gồm những yếu tố nào?

Khi đó, mô hình 7P trong Marketing bao gồm:

Product (Sản phẩm)  

Chữ P đầu tiên trong mô hình 7P, được coi là chữ P quan trọng nhất là Product (sản phẩm cốt lõi của doanh nghiệp). Trước đây, sản phẩm được cho là những hàng hóa hữu hình có thể cầm nắm được thì ngày nay, có thêm phân loại là sản phẩm vô hình, hay nói dễ hiểu hơn là các dịch vụ như: thẻ ngân hàng, spa…

Mỗi sản phẩm của doanh nghiệp điều có những vòng đời của riêng nó: Giai đoạn giới thiệu, giai đoạn phát triển, giai đoạn trưởng thành, giai đoạn thoái hóa.Áp dụng với mỗi giai đoạn của vòng đời sẽ có những cách triển khai hoạt động khác nhau. 

Price (Giá) 

Giá cả (Price) là giá tiền của sản phẩm, dịch vụ khách hàng phải trả khi sử dụng nó, do đó, đây là một yếu tố quan trọng tác động lên quyết định mua hàng của khách hàng.

Hằn sâu trong nhận định của người mua hàng Việt Nam là quan niệm: “Tiền nào của đấy”, nên khi bàn về giá cả không nhất thiết cần phải đặt mức giá quá rẻ để thu hút khách hàng. Thay vào đó, hãy cân nhắc và điều chỉnh mức giá phù hợp sao cho vừa tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, vừa đủ sức để cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường cùng ngành.

Nếu bạn cảm thấy vấn đề của bạn chưa được giải quyết, hãy nhấn nút “Đăng ký hỗ trợ ngay” bên dưới để được giải đáp và hỗ  trợ trực tiếp 1:1 với gia sư đến Tổ chức gia sư hỗ trợ S4S sinh viên TMDT hoàn toàn miến phí: 
Nút đăng ký hỗ trợ

Place (Địa điểm)

Place ngoài ý nghĩa là địa điểm thì vai trò đối với mô hình 7P trong Marketing còn là kênh phân phối mà doanh nghiệp lựa chọn để tiếp cận được khách hàng. Và để có thể xây dựng và lựa chọn kênh phân phối tiềm năng cho doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu các yếu tố như: thị trường ngành hàng, đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu…

Yếu tố địa điểm (Place) thuộc mô hình 7P trong Marketing

Và đối với mỗi sản phẩm của doanh nghiệp sẽ áp dụng những chiến lược phân phối khác nhau. Dưới đây là 3 chiến lược nổi bật bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp: 

  • Chiến lược phân phối rộng rãi: Với chiến lược này, doanh nghiệp phải tìm kiếm càng nhiều điểm tiêu thụ hàng hóa càng tốt nhằm quảng cáo và gia tăng độ nhận diện cho san sản phẩm.
  • Chiến lược phân phối độc quyền: Nhà sản xuất sẽ không phân phối và bán sản phẩm của mình một cách rộng rãi mà chỉ phân phối độc quyền cho các đại lý mà họ chọn để đảm bảo cho hình ảnh thương hiệu.
  • Chiến lược phân phối có chọn lọc: Đối với chiến lược này doanh nghiệp sẽ lựa chọn kỹ lưỡng các kênh phân phối có địa điểm khác nhau tại một khu vực nhất định. 

Promotion (Xúc tiến) 

Promotion – Xúc tiến là thành phần rất quan trọng và không thể thiếu của mô hình 7P trong Marketing. Nhờ có chiến lược tiếp thị mà thông tin doanh nghiệp muốn truyền tải được truyền đến tất cả mọi người một cách nhanh chóng nhất.

Các công cụ tiếp thị phổ biến được doanh nghiệp sử dụng là:

  • Quảng cáo: Phương tiện truyền thông phổ biến hiện nay dễ dàng tiếp cận với tất cả đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến. Bao gồm quảng cáo truyền hình, truyền thanh, quảng cáo ngoài trời, quảng cáo trên internet. TVC cũng là phương tiện truyền thông phổ tiến nhưng nó đòi hỏi chi phí cao và kén ngành hàng sử dụng. Chiến lược xúc tiến thuộc mô hình 7P trong Marketing
  • Bán hàng cá nhân: Là hoạt động bán hàng và tư vấn trực tiếp 1:1. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ hiểu được nhu cầu, mong muốn của khách hàng và đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Vì vậy, doanh nghiệp cần đào tạo đội ngũ nhân viên các quy trình bán hàng, kỹ năng giao tiếp, thái độ,….
  • Khuyến mãi, khuyến mại: nhằm kích thích nhu cầu mua hàng và sử dụng hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Marketing trực tuyến: Mô hình 7P trong Marketing trực tuyến giúp cho bạn tiếp cận được khách hàng mọi lúc, mọi nơi chỉ cần có kết nối internet..

Ví dụ: Biti’s Hunter đã lựa chọn Soobin Hoàng Sơn làm đại diện cho thương hiệu, thu hút được sự quan tâm  giới trẻ.

Xem thêm: Mô hình 4P trong Marketing là gì ? Bí mật 4P trong Marketing

People (Con người)  

Yếu tố con người thuộc mô hình 7p trong Marketing
Yếu tố con người thuộc mô hình 7p trong Marketing

Mô hình 7P trong Marketing cho đối với P ( people) bao gồm cả thị trường mục tiêu và những người liên quan trực tiếp đến doanh nghiệp. Vì vậy việc tìm kiếm, tuyển chọn, đào tạo và quản lý con người,… quyết định đến sự thành công và phát triển của một doanh nghiệp.

Một doanh nghiệp cần đảm bảo dịch vụ “Chăm sóc khách hàng” tốt nhất, thái độ của tất cả mọi người trong doanh nghiệp. Đây chính là yếu tố tác động trực tiếp đến hình ảnh  thương hiệu về sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. 

Physical Evidence (Cơ sở vật chất)  

Physical Evidence là các cơ sở vật chất do trực tiếp con người hoặc thiên nhiên tạo ra và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hay nói cách khác là hoạt động tương tác của khách hàng với doanh nghiệp về sản phẩm, dịch vụ mà họ trải nghiệm. 

Yếu tố cơ sở vật chất thuộc mô hình 7P trong Marketing
Yếu tố cơ sở vật chất thuộc mô hình 7p trong Marketing

Yếu tố này đặc biệt quan trong khi sản phẩm mà doanh nghiệp bạn đang kinh doanh thuộc ngành hàng dịch vụ. Khi đó, bạn cần cung cấp cho khách hàng những hình ảnh, thông tin… để họ có thể hình dùng được dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. 

Process (Quy trình cung cấp) 

Process là một quá trình quan trọng bao gồm hệ thống và quy trình ảnh hưởng đến quá trình cung cấp dịch vụ đến cho khách hàng.

Do đó, trong quá trình bán hàng doanh nghiệp cần có các quy trình cho những công việc sau: Giao hàng tận nơi, phân phối từ đầu tới cuối doanh nghiệp, dịch vụ khách hàng, giải pháp, khuyến khích, trả hàng & hoàn tiền, phản hồi, T & Cs.

Tầm quan trọng của mô hình 7P trong Marketing

Mô hình 7P trong marketing đang đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nó sẽ theo sát với bất kì một chiến dịch marketing nào từ giai đoạn bắt đầu triển khai.

  • Mô hình 7p giúp doanh nghiệp thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng, tăng lợi thế cạnh tranh, đồng thời bằng việc thực hiện các hoạt động sẽ tạo ra những giá trị bền vững. Hơn cả, khi áp dụng mô hình 7P trong marketing còn trợ giúp cho doanh nghiệp thích nghi với sự biến đổi thị trường, ứng phó với các tác động bên ngoài.
  • Giúp cho doanh nghiệp nhận thức được nhu cầu thị trường bằng việc tìm kiếm, tìm hiểu và phân tích thị trường, từ đó đáp ứng được nhu cầu mà khách hàng đưa ra bằng nhiều cách thức khác nhau.
  • Không chỉ giúp ích cho doanh nghiệp mô hình 7P trong marketing còn giúp cho người dùng dễ dạng tìm kiếm thông tin sản phẩm một cách nhanh chóng. Thông qua đó, người dùng có thể tiếp cận được với sản phẩm, dịch vụ đa quốc gia một cách dễ dàng. 

Kết luận

Như đã nói, không một chiến lược nào được có thể áp dụng mãi mà không có sự thay đổi, mô hình 7P trong Marketing chính là cải tiến mới nhất đối với chiến lược marketing mà doanh nghiệp cần nắm bắt để có thể đáp ứng nhu cầu tốt nhất. Qua trên là tất cả những điều cần biết về mô hình 7P và ví dụ áp dụng vào thực tế, mong rằng phần nào giải đáp được thắc mắc mà bạn đang gặp phải. 

Đừng quên theo dõi FanpageGroup của S4S để được hỗ trợ và cập nhật những thông tin hữu ích nhé! 

Facebook
Email
Picture of Bích Ánh

Bích Ánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one