Mô hình SMART là gì? Lợi ích, xác định mục tiêu theo mô hình smart 

Mô hình Smart là gì? Lợi ích và cách xây dựng mô hình smart

Mục lục

Đối với bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào thì việc xây dựng và thiết lập mục tiêu là một trong những công việc cực kỳ quan trọng. Đặc biệt, đối với Marketing, để có định hướng đúng và các hoạt động triển khai phù hợp mang lại kết quả tốt bạn cần phải xác định mục tiêu chuẩn xác. Khi đó, mô hình SMART được tận dụng một cách triệt để. Vậy mô hình SMART là gì? Lợi ích của mô hình SMART là gì? Xác định như thế nào? Hãy cùng S4S tìm hiểu nhé!

Mô hình SMART là gì?

Mô hình SMART là dạng mô hình xác định và thiết lập mục tiêu kinh doanh. Dựa trên 5 tiêu chí: S (Specific – Cụ thể), M (Measurable – Đo lường được), A (Actionable – Khả thi để thực hiện), R (Relevant – Có sự liên quan), và T (Time-bound – Có thời gian, thời hạn rõ ràng).

Mô hình Smart là gì? Định nghĩa mô hình Smart
Mô hình Smart là gì? Định nghĩa mô hình Smart

Được các chuyên gia Marketing sử dụng để xây dựng các mục tiêu tiếp thị cụ thể nhằm phù hợp với định hướng phát triển của doanh nghiệp. Sau khi biết được mô hình Smart là gì, vậy lợi ích của nó thế nào mà được áp dụng nhiều đến vậy?

Lợi ích của mô hình smart là gì?

Mô hình SMART là một khuôn khổ được sử dụng rộng rãi để thiết lập mục tiêu hiệu quả trong nhiều lĩnh vực, từ kinh doanh, marketing, quản lý dự án đến phát triển cá nhân. Việc áp dụng mô hình SMART mang lại nhiều lợi ích thiết thực, bao gồm:

1- Xác định trọng tâm và hướng đi

Mô hình SMART giúp bạn xác định rõ ràng mục tiêu cần đạt được, từ đó tập trung nguồn lực và nỗ lực vào những hoạt động có liên quan. Nhờ vậy, bạn có thể tránh lãng phí thời gian và công sức cho những việc không hiệu quả. 

2- Giúp tạo ra một kế hoạch

Với các mục tiêu được xác định cụ thể và rõ ràng theo mô hình SMART, bạn có thể dễ dàng lập kế hoạch hành động chi tiết để đạt được mục tiêu đó. Kế hoạch này sẽ bao gồm các bước thực hiện, thời gian hoàn thành, người phụ trách và các nguồn lực cần thiết.

Lợi ích của mô hình Smart trong kinh doanh
Mô hình smart giúp phần vào lên kế hoạch

3- Công cụ để thúc đẩy nhân viên

Khi nhân viên được giao những mục tiêu SMART, họ sẽ có động lực và trách nhiệm cao hơn trong việc hoàn thành công việc. Việc theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả dựa trên các tiêu chí SMART cũng giúp thúc đẩy hiệu quả làm việc và tinh thần cống hiến của nhân viên.

4- Cung cấp kết quả nhanh hơn

Mô hình SMART giúp bạn tập trung vào những mục tiêu cụ thể và đo lường được, từ đó đẩy nhanh tốc độ hoàn thành công việc. Việc theo dõi tiến độ và đánh giá kết quả cũng giúp bạn điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra trong thời gian ngắn nhất.

Hướng dẫn xác định mục tiêu Marketing theo mô hình smart 

Để trả lời được cụ thể câu hỏi mô hình smart là gì? Cần nằm được những yếu tố thuộc mô hình Smart như: Cụ thể, đo lường được, tính khả thi, sự liên quan, thời hạn.

Cụ thể – Specific 

Cụ thể là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất trong mô hình SMART. Mục tiêu Marketing cần được xác định rõ ràng, không mơ hồ để tạo nền tảng cho việc đo lường, đánh giá và thực hiện hiệu quả.

Để xây dựng mục tiêu Marketing cụ thể:

  • Trả lời các câu hỏi:
  • Bạn muốn đạt được điều gì?
  • Mục tiêu này nhắm đến đối tượng nào?
  • Mức độ thành công được đo lường như thế nào?
  • Sử dụng các động từ hành động: Thay vì “Tăng nhận thức thương hiệu”, hãy sử dụng “Tăng X% lượt truy cập website trong Y tháng”.
  • Đặt mục tiêu con: Chia nhỏ mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn, dễ quản lý hơn.

    Yếu tố cụ thể trong mô hình Smart
    Yếu tố Cụ thể – specific trong mô hình Smart

Đo lường được – Measurable

Trong mô hình SMART, “Đo lường được” là yếu tố quan trọng giúp đánh giá hiệu quả chiến lược marketing và điều chỉnh hướng đi phù hợp.

Đo lường mục tiêu giúp: Theo dõi tiến độ và hiệu quả của chiến dịch, xác định điểm mạnh, điểm yếu cần cải thiện, báo cáo kết quả cho ban lãnh đạo và các bên liên quan, cân nhắc điều chỉnh chiến lược để đạt mục tiêu đề ra.

>>> Liên hệ ngay với chúng mình nếu bạn đang gặp thắc mắc cần giải quyết nha!

Nút đăng ký hỗ trợ

Ví dụ về các chỉ số KPI đo lường hiệu quả marketing:

  • Lượt truy cập website
  • Tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate)
  • Lượng khách hàng tiềm năng (lead)
  • Doanh thu bán hàng
  • Tỷ lệ ROI (Return on Investment)

Có tính khả thi

Để các định chiến dịch có tính khả thi hay không, doanh nghiệp cần dựa vào các yếu tố sau: 

  1. Nguồn lực:
  • Đánh giá nguồn lực tài chính, nhân lực, công nghệ và dữ liệu sẵn có.
  • Xác định các hạn chế và rào cản có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu.
  1. Thị trường mục tiêu:
  • Hiểu rõ nhu cầu, hành vi và xu hướng của thị trường mục tiêu.
  • Xác định các đối thủ cạnh tranh và đánh giá chiến lược của họ.

    Yếu tố Khả Thi trong mô hình Smart
    Yếu tố Khả Thi trong mô hình Smart
  1. Khả năng thực hiện:
  • Chia nhỏ mục tiêu thành các bước nhỏ, dễ thực hiện.
  • Lập kế hoạch chi tiết với các mốc thời gian cụ thể.
  • Xác định các rủi ro tiềm ẩn và giải pháp dự phòng.
  1. Theo dõi và đánh giá:
  • Theo dõi tiến độ thực hiện mục tiêu thường xuyên.
  • Sử dụng các chỉ số đo lường phù hợp để đánh giá hiệu quả.
  • Điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết để đảm bảo mục tiêu được hoàn thành.

Có tính liên quan và phù hợp – Relevant 

Yếu tố “Relevant” trong mô hình SMART đóng vai trò quan trọng, đảm bảo mục tiêu Marketing phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp và liên quan đến thị trường mục tiêu.

Để đảm bảo tính liên quan, bạn cần:

  • Xác định rõ ràng mục tiêu chung của doanh nghiệp: Tăng doanh thu? Mở rộng thị phần? Nâng cao nhận thức thương hiệu?
  • Hiểu rõ thị trường mục tiêu: Khách hàng là ai? Họ có nhu cầu gì? Họ sử dụng kênh truyền thông nào?
  • Lựa chọn chiến lược phù hợp: Chiến lược phù hợp với mục tiêu chung và thị trường mục tiêu. Sử dụng kênh truyền thông hiệu quả để tiếp cận khách hàng.

Có thời hạn – Time – bound 

Yếu tố này đảm bảo tính khẩn cấptạo động lực cho việc thực hiện chiến lược.

  • Xác định thời gian cụ thể: Mục tiêu cần có khung thời gian rõ ràng để theo dõi tiến độ và đánh giá hiệu quả. Ví dụ, “Tăng 10% lượt truy cập website trong vòng 3 tháng”.

    Yếu tố thợi hạn trong mô hình Smart
    Yếu tố thợi hạn trong mô hình Smart
  • Chia nhỏ mục tiêu: Mục tiêu lớn nên được chia nhỏ thành các mục tiêu nhỏ hơn với thời hạn cụ thể cho từng giai đoạn. Việc này giúp việc thực hiện dễ dàng hơn và tạo động lực cho đội ngũ marketing.
  • Thiết lập deadline: Đặt deadline cho từng mục tiêu nhỏ để đảm bảo tiến độ và tạo áp lực tích cực cho việc thực hiện.

Ví dụ về cách xác định mục tiêu Marketing theo mô hình smart

Mục tiêu chung: Xây dựng và tăng độ nhận diện thương hiệu 

Thời gian thực hiện: Từ 10/1/2024 đến 10/3/2024

Xác định KPI dựa theo mô hình SMART

  • S – Specific (Cụ thể)
  • Thực hiện chiến dịch trên 3 kênh chính: Facebook, Website, Shopee.
  • Triển khai trong vòng khoảng 3 tháng từ (Từ 10/1/2024 đến 10/3/2024), đạt được: Tăng độ nhận diện thương hiệu. Tối ưu trên thiết bị di động, xây dựng và duy trì hoạt động 2 kênh Facebook, Website.
  • Kênh Website: Đăng 20 chuẩn SEO, Tối ưu SEO onpage và SEO offpage, UX/UI trên thiết bị di động. 
  • Kênh Facebook: Trong giai đoạn này, Facebook sẽ đóng vai trò như một kênh tăng độ nhận diện thương hiệu, tiếp cận nhiều khách hàng. Đồng thời là kênh chính thức để thông báo các hoạt động, chương trình chính của doanh nghiệp. Có những bài viết, video, hình ảnh tiếp cận nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Chạy quảng cáo Facebook.

    Xác định mục tiêu Marketing bằng mô hình Smart
    Xác định mục tiêu Marketing bằng mô hình Smart
  • M – Measurable (Đo lường được): Mục tiêu từng kênh:

Facebook: 

  • Người theo dõi: 200 người
  • Lượt like: 200
  • Lượt tiếp cận: 10000
  • Lượt tương tác: 1000
  • Số bài viết: 30 bài

Website: 

  • Số lượng từ khóa lên TOP 100: 3 từ khóa
  • Người dùng: 200
  • Thời gian tương tác trung bình: 2,5 phút
  • A – Actionable (Tính khả thi)

Bên trong doanh nghiệp: 

  • Nhân lực: 6 thành viên
  • Kinh nghiệm: Các thành viên là các sinh viên trẻ, năng động, sáng tạo. đã được trau dồi các kiến thức về Content Marketing, Social Marketing, SEO và Marketing trên công cụ tìm kiếm, Tổng quan thương mại điện tử. Có nền tảng kiến thức trong việc triển khai và vận hành các kênh Website, Facebook, Shopee.
  • Ngân sách: 70.000 đồng/ người.
  • Trang thiết bị làm việc: Mỗi thành viên đều có laptop cá nhân, giúp đảm bảo cho quá trình sáng tạo nội dung, quản lý và vận hành 2 kênh Facebook, Website.

    Yếu tố bên trong doanh nghiệp
    Yếu tố bên trong doanh nghiệp

Bên ngoài doanh nghiệp:

  • Thói quen sử dụng mạng xã hội và mua sắm online giúp cho việc triển khai đa kênh đạt được hiệu quả tốt hơn. Giúp tăng điểm chạm với khách hàng, từ đó tăng nhận diện thương hiệu, độ uy tín và doanh thu.
  • Sắp tới trong tháng có các ngày lễ như Tết âm lịch 2024 nên nhu cầu mua quà tặng và săn Sale có xu hướng tăng hơn. Trong giai đoạn này, triển khai chiến dịch marketing liên quan đến 2 ngày lễ này giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng và doanh thu.

Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm mục đích gì?

  • R – Relevant (Sự liên quan)

Việc đạt được các mục tiêu, KPI đặt ra trong thời gian tháng 11 có tiềm năng như thế này giúp tăng nhận diện thương hiệu, tạo sự uy tín từ đó đem lại nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng doanh thu.

  • T – Timebound (Khoảng thời gian)

Dự án được triển khai trong vòng khoảng 1 tháng (10/1/2024 đến 10/3/2024). Đủ dài để có thể thực hiện triển khai kế hoạch đối với các kênh.

So sánh mô hình smart với mô hình OKRs

Mô hình SMART và OKRs là hai công cụ phổ biến được sử dụng để thiết lập mục tiêu hiệu quả. Bài viết này sẽ so sánh hai mô hình này để giúp bạn lựa chọn công cụ phù hợp với nhu cầu của mình.

So sánh mô hình Smart và mô hình OKRs
So sánh mô hình Smart và mô hình OKRs

Giống nhau

  • Cả hai mô hình đều giúp xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể và đo lường được.
  • Cả hai mô hình đều khuyến khích sự tập trung và cam kết trong việc thực hiện mục tiêu.
  • Cả hai mô hình đều có thể áp dụng cho cả mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức.

Khác nhau 

Đặc điểm

Mô hình SMART 

Mô hình OKRs

Cách thức hoạt động Tập trung vào từng mục riêng lẻ Tập trung và o hệ thống mục tiêu liên kết với nhau
Tính linh hoạt Ít tính linh hoạt hơn Linh hoạt hơn, dễ dàng điều chỉnh mục tiêu khi cần thiết
Phạm vi áp dụng Phù hợp với mục tiêu ngắn hạn Phù hợp với cả mục tiêu ngắn hạn và dài hạn
Mức độ phức tạp Đơn giản và dễ sử dụng

Phức tạp hơn, đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng về mô hình 

Xem thêm: 4 mục tiêu của Marketing các Marketer không nên bỏ qua

Tổng kết

Qua bài viết trên là những kiến thức chia sẻ về định nghĩa mô hình smart là gì? Những lợi ích nó đem lại và cách triển khai cụ thể ra sao. Mong rằng sẽ hữu ích đối bạn và đừng quên theo dõi website S4SFanpage để cập nhật thông tin mới nhất. 

Facebook
Email
Picture of Bích Ánh

Bích Ánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one