Mô hình SWOT là gì? Phân tích và xây dựng mô hình SWOT đơn giản

Phân tích mô hình swot

Mục lục

Mô hình Swot là gì? Một mô hình vô cùng quan trọng cho doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá được tiềm năng cũng những thách thức. Vậy cụ thể Swot có ứng dụng gì?. Ngày hôm nay hãy cùng S4S đi phân tích và tìm hiểu nhé !

Tổng quan về mô hình SWOT 

Để trả lời cho câu hỏi mô hình swot là gì thì đây là một mô hình nổi tiếng, là một công cụ giúp phân tích chiến lược và được sử dụng để đánh giá các yếu tố bên trong và ngoài doanh nghiệp. SWOT là viết tắt của Strengths (Thế mạnh), Weaknesses (Thế yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Mối đe dọa).

Mô hình SWOT được ứng dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp. Giúp doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình nội tại cũng như tình hình cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, từ đó có thể đưa ra một chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp.

Tổng quan về mô hình SWOT
Tổng quan về mô hình SWOT

Sự ra đời của mô hình SWOT

Mô hình SWOT được phát triển từ những năm 1960 bởi Albert Humphrey, một nhà tư vấn chiến lược người Mĩ. “Mô hình phân tích SWOT” nhằm mục đích tìm hiểu quá trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý.

Khái niệm mô hình SWOT là gì?

Mô hình SWOT là gì? Mô hình Swot một công cụ phân tích chiến lược được sử dụng để đánh giá các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài của một doanh nghiệp, tổ chức. Nó giúp cho các doanh nghiệp, tổ chức có thể đánh giá được Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách Thức của mình.

Khái niệm mô hình SWOT là gì?
Khái niệm mô hình SWOT là gì?

Phân tích mô hình SWOT là gì?

Phân tích mô hình SWOT là quá trình đánh giá các yếu tố bên trong và ngoài của doanh nghiệp Thông qua bốn yếu tố Strengths (Thế mạnh), Weaknesses (Thế yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Mối đe dọa).

 Trong đó Strengths và Weaknesses là các yếu tố bên trong, còn Opportunities và Threats là các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp. Vậy việc phân tích SWOT là cơ sở để nhà quản lý xác định mục tiêu và hướng đi cho các kế hoạch sắp tới của doanh nghiệp.

 Vai trò của mô hình SWOT

Bằng việc đánh giá tình hình của doanh nghiệp thông qua việc phân tích mô hình SWOT sẽ giúp cho những người quản lí có thể nắm bắt được tình hình. Giúp đưa ra được chiến lược phù hợp. Qua đây, bạn có thể xác định được vị trí của doanh nghiệp và phát triển chiến lược kinh doanh thích hợp cho từng tình huống. Từ đó có thể tránh được những rủi ro không đáng có.

Ưu nhược điểm của mô hình SWOT

Ưu điểm của mô hình SWOT là gì ?

Ưu điểm lớn nhất của mô hình SWOT là phương pháp này khá tiết kiệm chi phí. SWOT sẽ giúp đúc rút ra được khá nhiều kết quả chính xác cũng như có thể tối đa hoá, tận dụng được các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá được tình hình hiện tại từ đó có thể đưa ra chiến lược phù hợp và tránh rủi ro.

Ưu điểm của mô hình SWOT
Ưu điểm của mô hình SWOT

Nhược điểm của mô hình SWOT là gì ?

Bên cạnh những ưu điểm khá lớn, SWOT vẫn tồn tại những nhược điểm cơ bản như:

Những kết quả phân tích chưa thực sự chuyên sâu và có thể ảnh hưởng bởi sự chủ quan của người phân tích. Vì vậy ảnh hưởng khá lớn đến hiệu suất của công ty. Việc phân tích SWOT là chưa đủ điều kiện để có thể kết luận điều gì đó và không đưa ra được các giải pháp cụ thể cho doanh nghiệp.

Ma trận mô hình SWOT 

  • Chiến lược S-O

“Chiến lược SO” / “chiến lược S-O” hay còn được gọi là chiến lược “Maxi – Maxi” là sự kết hợp giữa hai yếu tố Điểm mạnh (S) và Cơ hội (O). Mục tiêu của chiến lược này là việc sử dụng những điểm mạnh bên trong nhằm tận dụng và tối ưu cơ hội bên ngoài sẵn có của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, doanh nghiệp phải tận dụng thế mạnh và tiềm năng của mình để phát triển từ những cơ hội tiềm năng.

  • Chiến lược W-0

“Chiến lược WO” / “Chiến lược W-O” hay còn gọi là “Chiến lược Mini-Max” đó là sự kết hợp giữa điểm yếu (W) và cơ hội (O). Với chiến lược WO doanh nghiệp sẽ cố gắng để giảm thiểu các điểm yếu tránh rủi ro từ đó tối ưu hóa cơ hội. Mục đích là khắc phục những yếu điểm nội tại bằng cách tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Ma trận mô hình SWOT
Ma trận mô hình SWOT
  •  Chiến lược S-T

“Chiến lược ST” / “Chiến lược S-T” còn được gọi là “Chiến lược Maxi – Mini” là sự kết hợp của hai yếu tối điểm mạnh (S) và các mối đe dọa (T). Chiến lược ST là chiến lược tận dụng thế mạnh của doanh nghiệp đồng thời giảm thiểu các mối đe dọa với sự hỗ trợ từ những điểm mạnh này. Chính vì vậy, một công ty nên tận dụng các điểm mạnh bên trong để tránh các mối đe dọa bên ngoài. 

  •  Chiến lược W-T

“Chiến lược WT” / “Chiến lược W-T” hay còn gọi là “Chiến lược Mini – Mini” là kết hợp giữa Điểm yếu (W) và Mối đe dọa (T). Mục đích chính của chiến lược này là giảm thiểu các điểm yếu và hạn chế các mối đe dọa. Chiến lược này thường được sử dụng khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng tồi tệ. WT chắc chắn là một điểm phòng thủ nhất trong chiến lược mô hình SWOT

Các bước xây dựng ma trận SWOT

Thiết lập ma trận SWOT

Bước đầu tiên để bạn xây dựng ma trận SWOT là việc thiết lập bảng ma trận. Bảng ma trận sẽ gồm 4 ô, Mỗi ô sẽ trả lời cho các câu hỏi như: Điểm mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội, Thách Thức

  • Điểm mạnh: Doanh nghiệp có những điểm mạnh gì? Những điểm mạnh này sẽ tạo lợi thế gì cho doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Điểm yếu: Doanh nghiệp đang tồn tại những điểm yếu, khó khăn nào đến từ nội tại doanh nghiệp? Những điểm yếu này sẽ gây ra những khó khăn gì trong việc đạt được mục tiêu.
  • Cơ hội: Trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp có những cơ hội gì đến từ các yếu tố bên ngoài? những cơ hội này sẽ giúp ích gì trong quá trình phát triển của doanh nghiệp.
  • Mối đe dọa: Doanh nghiệp đang phải đối mặt với những mối đe dọa, thách thức nào? Từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp
Các bước thiết lập ma trận SWOT
Các bước thiết lập ma trận SWOT

Tìm và phát triển thế mạnh

Trong quá trình phân tích điểm mạnh, một số yếu tố mà bạn cần phải xem xét như. Một số yếu tổ có thể kể đến để đánh giá thế mạnh của doanh nghiệp như:

  • Nguồn lực tài chính, tài sản, con người
  • Kinh nghiệm kiến thức dữ liệu
  • Cải tiến, marketing
  • Giá cả
  • Quy trình hệ thống, các yếu tố kĩ thuật
  • Chứng nhận, công nhận
  • Kế thừa văn hóa, quản trị

Xét tới điều gì doanh nghiệp bạn làm tốt, độc đáo, nổi bật hơn so với đối thủ cạnh tranh. Sau khi đã phân tích các yếu tố thông qua mô hình SWOT doanh nghiệp sẽ biết được những thế mạnh của mình là gì. Từ đó cần tìm cách phát triển và tận dụng những thế mạnh này

Xác định và chuyển hóa rủi ro:

Tiếp đến doanh nghiệp cần xác định và chuyển hóa những mối đe dọa thành cơ hội. Điều này có thể bao gồm tìm cách giảm thiểu rủi ro bằng cách đầu tư vào các giải pháp bảo mật và phòng tránh rủi ro. Một số yếu tố mà bạn có thể quan tâm trong quá trình tìm ra những điểm yếu, tránh rủi ro cho doanh nghiệp như:

  • Trình độ và kỹ năng nhân sự
  • Chính sách và dịch vụ
  • Chất lượng sản phẩm
  • Thiếu sự tham gia của cấp quản lý khi phát triển sản phẩm/ dịch vụ mới

Lưu ý: Hãy luôn trung thực và khách quan trong quá trình đánh giá, thành thật nhìn vào những hạn chế, những điểm chưa tốt. Nhờ vậy mới có thể đưa ra được những biên pháp khắc phục phù hợp.

Nếu bạn đang gặp những khó khăn khi tìm hiểu về mô hình SWOT là gì và những yếu tố liên quan tới nó thì hãy nhấn nút đăng ký hỗ trợ ngay dưới đây để được giải đáp kịp thời:

Nút đăng ký hỗ trợ

Nắm bắt và tận dụng cơ hội

Doanh nghiệp cần nắm bắt và tận dụng những cơ hội từ môi trường bên ngoài. Điều này có thể bao gồm tìm cách mở rộng thị trường và phát triển sản phẩm mới.

Loại bỏ các mối đe dọa

Doanh nghiệp cần loại bỏ những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài. Điều này có thể bao gồm tìm cách giảm thiểu tác động của các yếu tố bên ngoài bằng cách tăng cường quản lý và đầu tư vào các giải pháp bảo vệ môi trường.

Một số ví dụ về mô hình SWOT của các doanh nghiệp lớn

Mô hình swot của vinamilk 

Mô hình ma trận SWOT của Vinamilk
Mô hình ma trận SWOT của Vinamilk

 

+ Điểm mạnh: 

  • Thương hiệu lâu đời và có độ uy tín cao
  • Quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn 
  • Có quy mô và mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước

+ Điểm yếu:

  • Vinamilk chưa thực sự phát triển mạnh mẽ trên thị trường quốc tế
  • Thị phần sữa bột chưa cao
  • Sản phẩm chủ lực là sữa nên còn phụ thuộc vào nguyên liệu đầu vào

+ Cơ hội:

  • Thị trường sữa đang có tiềm năng phát triển lớn, và mang tên thương hiệu Việt
  • Thị trường xuất khẩu ngày càng có cơ hội lớn
  • Công nghệ ngày càng hiện đại, tăng cường nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

+ Thách thức:

  • Nguồn cung đầu vào và giá nguyên liệu ngày càng tăng cao
  • Yêu cầu ngày càng khắt khe của người sử dụng về chất lượng sản phẩm
  • Cần phải tìm các giải pháp giảm thiểu tác động của sản phẩm đến môi trường

=> Nhìn chung Vinamilk là một trong những thương hiệu sữa nổi tiếng của Việt Nam với thương hiệu lâu đời, danh mục sản phẩm đa dạng và những chiến lược Marketing quảng cáo sản phẩm hiệu quả. Tuy nhiên, thông qua mô hình swot Vinamilk cũng thấy được một số điểm cần khắc phục một số những điểm yếu nhất định như chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu và thị trường sữa bột chưa cao. Tham khảo

Mô hình swot của coca cola 

Mô hình mà trận SWOT của Cocacola
Mô hình mà trận SWOT của Cocacola

+ Điểm mạnh: 

  • Thương hiệu nổi tiếng, lâu đời, và có uy tín cao
  • Là thương hiệu lớn chiếm lĩnh thị phần ngành đồ uống
  • Có mạng lưới rộng khắp và khả năng thâm nhập thị trường

+ Điểm yếu:

  • Sản phẩm không có lợi cho các vấn đề sức khỏe
  • Là một công ty đa quốc gia nên cocacola gặp rủi ro trong tỷ giá ngoại tệ
  • Phụ thuộc nhiều vào thị trường đồ uống giải khác trong khi các đối thủ của mình là Pepsi đang mở rộng qua thị trường khác như đồ ăn nhẹ

+ Cơ hội:

  • Tiềm năng phát triển của ngành đồ uống vô cùng lớn đặc biệt ở các nước đang phát triển
  • Tiềm năng từ các sản phẩm có lợi cho sức khỏe
  • Sử dụng hệ thống chuỗi cung ứng tiên tiến

+ Thách thức

  • Sự cạnh tranh từ các đối thủ lớn như pepsi
  • Nhiều sản phẩm cola đã lỗi thời
  • Sự ra đời của các sản phẩm thay thế có lợi cho sức khỏe

=> Từ những phân tích về ma trận của Coca Cola trên, có thể kết luận rằng Coca Cola có lợi thế vô tận trong nghành công nghiệp nước giải khát. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc không tồn tại điểm yếu hay thách thức nào.

>>> Xem thêm: Phân tích tổng quan và chi tiết môi trường bên trong doanh nghiệp

Kết luận mô hình SWOT là gì 

Mô hình SWOT là một công cụ phân tích chiến lược quan trọng để đánh giá tình hình hiện tại của doanh nghiệp và tìm ra cách để tận dụng cơ hội và đối phó với thách thức. Bằng cách phân tích các yếu tố bên trong và ngoài doanh nghiệp, mô hình SWOT giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược đúng đắn và hiệu quả. Các ví dụ về mô hình SWOT của Vinamilk và Coca Cola cho thấy rõ ràng sức mạnh và thách thức mà các doanh nghiệp lớn đang đối mặt. Trên đây là toàn phân tích về mô hình SWOT. Qua bài viết này S4S hi vọng có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi mô hình swot là gì, và có thể giúp ích cho bạn trong quá trình phân tích doanh nghiệp.

Nếu bạn còn thắc mắc và cần được chúng mình hỗ trợ giải đáp bạn hãy liên hệ qua Fanpage S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên TMĐT hoặc tham gia Group học liệu TMĐT Fpoly  hay có thể đọc thêm các thông tin liên quan hữu ích về digital marketing tại phần kho học liệu của chúng mình.

Facebook
Email
Picture of Đỗ Minh Sang

Đỗ Minh Sang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one