Mục tiêu nghiên cứu là gì? Vì sao cần đặt mục tiêu Marketing

Mục tiêu nghiên cứu là gì? Vì sao cần đặt mục tiêu marketing

Mục lục

Khi tiến hành nghiên cứu bất cứ lĩnh vực, đề tài nào chúng ta cần phải xây dựng mục tiêu nghiên cứu phù hợp để có thể đạt hiệu quả cao nhất trong nghiên cứu. Và Marketing cũng không ngoại lệ, bạn cũng cần đặt mục tiêu để biết được việc nghiên cứu của mình có khả thi không, thời gian nghiên cứu ra sao,…Vậy Mục tiêu nghiên cứu là gì? Vì sao cần đặt mục tiêu Marketing? Hãy cùng S4S tìm hiểu nhé!

Khái niệm mục tiêu nghiên cứu là gì?

Mục tiêu nghiên cứu là mốc chuẩn để người nghiên cứu xây dựng phương pháp nghiên cứu phù hợp, từ lựa chọn đối tượng, địa điểm nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, cho đến xây dựng các biến số, chỉ số, rồi từ đó thu thập, phân tích số liệu để cho ra kết quả nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. 

Có 2 mức độ của mục tiêu nghiên cứu là mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. 

Mục tiêu tổng quát thường có tính khái quát rất cao nên phần nào đó giúp phân loại các đề tài nghiên cứu. 

Mục tiêu cụ thể là một hệ thống các mục tiêu nhỏ để có thể đạt được mục tiêu tổng quát. 

Mục tiêu nghiên cứu là gì?
Mục tiêu nghiên cứu là gì?

Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu nghiên cứu trong Marketing

Có thể nói việc xác định mục tiêu nghiên cứu trong Marketing là vô cùng quan trọng vì nó giúp định hướng cho quá trình nghiên cứu và đảm bảo rằng các kết quả thu được sẽ đáp ứng được các yêu cầu và mục tiêu của doanh nghiệp. 

Nếu không xác định được mục tiêu nghiên cứu, các thông tin thu thập được có thể không liên quan đến vấn đề cần giải quyết hoặc không đủ để đưa ra các quyết định kinh doanh thông minh. 

Việc xác định mục tiêu nghiên cứu cũng giúp cho doanh nghiệp có thể tập trung vào các vấn đề quan trọng nhất và tối ưu hóa các nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh doanh. 

Ngoài ra, việc xác định mục tiêu nghiên cứu còn giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của các chiến lược marketing và điều chỉnh chúng nếu cần thiết để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu nghiên cứu trong Marketing
Tầm quan trọng của việc xác định mục tiêu nghiên cứu trong Marketing

Có thể bạn sẽ cần: Mục đích nghiên cứu đề tài là gì? 7 bước xác định mục đích nghiên cứu

Các bước xác định mục tiêu nghiên cứu Marketing

Việc xác định mục tiêu nghiên cứu Marketing đúng quy trình sẽ giúp cho chiến dịch marketing của bạn được hiệu quả và dễ dàng hơn, sau đây chúng mình sẽ chia sẻ 5 bước để xác định mục tiêu nghiên cứu marketing

Phát hiện vấn đề và xác định mục tiêu

Phát hiện vấn đề và xác định mục tiêu là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc xác định mục tiêu nghiên cứu Marketing. 

Ở bước này việc xác định vấn đề, mục tiêu chuẩn là cực kỳ quan trọng. Nếu bạn xác định đúng thì toàn bộ các bước sau mới có thể tiếp tục thực hiện được còn ngược lại, thì toàn bọn việc nghiên cứu phía sau là bằng không

Bạn sẽ phải trả lời được câu hỏi: Vấn đề mà doanh nghiệp đang mắc phải là gì? Bạn phải làm gì để đạt được mục tiêu đó? Bạn muốn gì, mục tiêu của bạn là gì?

Sau khi trả lời được câu hỏi, bạn sẽ biết được những vấn đề của doanh nghiệp bạn đang đối mặt. Từ đó, bạn sẽ lên danh sách các dữ liệu nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu Marketing cần được đưa ra hướng giải quyết. 

Phát hiện vấn đề và xác định mục tiêu
Phát hiện vấn đề và xác định mục tiêu

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu Marketing 

Sau khi đã xác định được vấn đề và mục tiêu, bạn cần phải lập kế hoạch marketing để biết được các bước mình cần làm tiếp theo hay qua đó thu thập được nhiều thông tin quan trọng. 

Công việc của bạn ở bước này là phải xác định được: các nguồn dữ liệu có thể thu thập, phương pháp thu thập, phương thức liên hệ, các phương tiện và các công cụ thực hiện, đối tượng của doanh nghiệp mình và ngân sách cụ thể là bao nhiêu. 

Lưu ý, bạn cần phải bao gọn toàn bộ kế hoạch trong mức chi phí có thể ước tính và phù hợp với công ty, doanh nghiệp của bạn.

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu Marketing
Xây dựng kế hoạch nghiên cứu Marketing

Thu thập thông tin

Bạn sẽ lựa chọn thu thập thông tin ở phân khúc nào dựa vào mức độ, quy mô của chiến lược marketing. Bạn sẽ có được những thông tin này từ khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh. 

Toàn bộ thông tin mà bạn thu thập được đều phải có giá trị và được ghi chép, sắp xếp một cách cẩn thận và khoa học. Bạn sẽ phải chấp nhận nhiều khó khăn cũng như thách thức ở bước này như: 

  • Khả năng thuyết phục khách hàng tham gia việc cung cấp dữ liệu 
  • Khả năng tiếp cận trực tiếp đối tượng không mang lại kết quả như mong đợi 
  • Tính xác thực của những thông tin mà khách hàng cung cấp 
  • Độ chân thực, công bằng của dữ liệu thu thập được từ những khách hàng tham gia phỏng vấn.
Thu thập thông tin
Thu thập thông tin

Phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả 

Sau khi thu thập được thông tin hữu ích từ khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh, người nghiên cứu cần xử lý các thông tin đó. Bằng cách sử dụng các mô hình, phương pháp thống kê hiện đại trong hệ thống phân tích thông đi Marketing. 

Các thông tin này sẽ được người nghiên cứu tổng hợp và thể hiện trên các biểu bảng phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đã đề ra từ ban đầu 

Để có thể đánh giá và tổng hợp các thông tin, dữ liệu bạn có thể dùng 4 loại phân tích cơ bản dưới đây: 

Phân tích mô tả: Các công cụ phân tích sẽ bố trí dưới dạng đồ thị hoặc biểu đồ để bạn có thể thấy được rõ toàn cảnh 

Phân tích chẩn đoán: Các công cụ phân tích sẽ cung cấp thông tin tổng quan chung để qua đó giúp bạn tìm ra nguyên nhân, kết quả của một vấn đề nào đó 

Phân tích dự đoán: Dựa trên dữ liệu đã có sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng dự báo được các kết quả trong tương lai một cách chính xác nhất có thể 

Phân tích theo quy định: Công cụ này sẽ kết hợp với các phương pháp phân tích mô tả, chẩn đoán và dự đoán để có thể tối ưu hoá quy trình hành động một cách tốt nhất.

Phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả
Phân tích dữ liệu và báo cáo kết quả

Lên kế hoạch hành động

Cuối cùng, người nghiên cứu sẽ thực hiện đề xuất. Người đưa ra đề xuất sẽ sử dụng kết quả của nghiên cứu, xúc tiền để đưa ra các công đoạn kế tiếp và thực hiện theo dõi, đánh giá cho đến khi dự án này kết thúc

Nếu như ở bước 1 bạn đã xác định sai vấn đề và mục tiêu thì ở bước 5 bạn sẽ nhầm lẫn mọi hoạt động marketing. Từ đó dẫn đến thất bại cho toàn dự án. 

Lên kế hoạch hành động
Lên kế hoạch hành động

Ví dụ minh họa về mục tiêu nghiên cứu 

Một ví dụ minh hoạ về mục tiêu nghiên cứu marketing có thể là: “Nghiên cứu về thị trường và hành vi người tiêu dùng để tìm hiểu các tăng doanh số bán hàng cho sản phẩm Chè mãng cầu trong thị trường Quận Nam Từ Liêm”

Hay một ví dụ khác: “Nghiên cứu về sự ảnh hưởng của chiến lược giá cả đến quyết định mua hàng của khách hàng trong thị trường TP. Hồ Chí Minh” 

Mục tiêu này sẽ giúp các nhà quản lý marketing hiểu rõ hơn về thị trường và khách hàng của họ, từ đó đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả để tăng doanh số bán hàng 

Tổng kết

Qua bài viết trên, bạn đã hiểu được Mục tiêu nghiên cứu là gì? Và Vì sao cần đặt mục tiêu Marketing chưa? Nếu bạn còn thắc mắc và cần được giải đáp thì hãy liên hệ với chúng mình qua fanpage S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên TMĐT và tham gia Group: Học và Hỏi Digital Marketing TMDT – S4S hoặc đăng ký form đăng ký hỗ trợ để được giải đáp thắc mắc sớm nhất nhé! 

Nút đăng ký hỗ trợ

Tìm hiểu thêm: [GIẢI ĐÁP] Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm mục đích gì?

Facebook
Email
Picture of Nguyễn Hữu Hùng

Nguyễn Hữu Hùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one