Ngân sách Marketing là gì? Hướng dẫn lập ngân sách Marketing

Lập ngân sách marketing - tính toán phí ẩn

Mục lục

Chắc chắn rằng đối với bất cứ chiến dịch Marketing nào, doanh nghiệp đều cần phải chi trả một khoản chi phí để nhất định vận hành và duy trì. Việc phân bổ ngân sách cần đảm bảo rằng các hoạt động Marketing được thực hiện một cách hiệu quả và tối ưu chi phí. Vậy ngân sách Marketing là gì? Cần xây dựng và phân bổ sao cho hợp lý để chiến dịch đạt được hiệu quả tốt nhất? Ngay sau đây, hãy để S4S bật mí giúp bạn nhé! 

Ngân sách Marketing là gì?

Ngân sách Marketing hay Marketing Budget là chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để chi trả các hoạt động Marketing của mình. Khoản ngân sách này cần được thống kê chi tiết cho từng kênh để đánh giá hiệu quả của việc đầu tư.Định nghĩa ngân sách Marketing

Ngân sách Marketing của doanh nghiệp thường bao gồm những mục chính như sau:

  • Chi phí liên quan đến chiến dịch đang vận hành: Là khoản đầu tư cho các chiến dịch PPC hoặc thanh toán cho các influencers để họ chia sẻ với khán giả, người theo dõi về các sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Các dịch vụ tiếp thị, quảng cáo và tư vấn: Gồm thiết kế các ấn phẩm truyền thông (design), phần viết nội dung (copywriting), tối ưu SEO website và phát triển chiến lược.
  • Chi phí phần mềm: Đối với thời đại công nghệ số hiện nay, những khoản đầu tư cho phần mềm để cải thiện hoặc tối ưu các chiến dịch tiếp thị như: phần mềm thiết kế đồ họa, các công cụ nghiên cứu từ khóa, phần mềm quản lý, công cụ hỗ trợ mạng xã hội là rất cần thiết.
  • Đào tạo nhân lực: Ngân sách chi trả cho các trang web cung cấp các khóa học trực tuyến, các buổi hội thảo để cung cấp thêm kiến thức/ kinh nghiệm cho nhân viên hoặc người quản lý.

Bên cạnh đó, phụ thuộc vào chiến lược triển khai và mục tiêu mà doanh nghiệp cần phải chi trả chi phí nhân lực marketing. Kết hợp nhưng yếu tố trên, bạn có thể tổng kết lại ngân sách marketing mà doanh nghiệp cần bỏ ra khi thực hiện một chiến dịch tiếp thị.

Tại sao phải lập ngân sách Marketing

Ngân sách Marketing là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu khi triển khai một chiến dịch Marketing nào đó. Vì vậy, việc lập ngân sách Marketing cần được cân nhắc và phác thảo kỹ càng, cụ thể  nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh trong một thời điểm hoặc thời gian nhất định.

Tác dụng của việc lập ngân sách marketing

  • Lập ngân sách Marketing giúp doanh nghiệp bám sát mục tiêu đã đề ra: Với một kế hoạch chi tiết, rõ ràng, doanh nghiệp sẽ biết chính xác những việc cần làm. Từ đó, dễ dàng triển khai các công việc theo đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra. 
  • Dự đoán được rủi ro xảy ra: Việc dự đoán trước tình hình hoạt động doanh nghiệp sẽ buộc các nhà quản lý chuyển từ việc phản ứng đối với tình huống và sự kiện sang việc dự đoán chúng. Nếu bạn đang nghĩ đến “phòng còn hơn chống” thì đúng vậy, bản chất của chính là thế. Và điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động chuẩn bị các phương án đối phó với các tình huống xấu có thể xảy ra.
  • Áp dụng triệt để nguồn lực hiện có: Trong quá trình lập ngân sách marketing không chỉ là kế hoạch tương lai mà còn giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về thực trạng hiện tại và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó.
  • Thước đo hiệu quả chiến dịch: Ngoài việc quản trị các nguồn thu chi thì kế hoạch ngân sách marketing cũng thường xuyên được dùng để làm thước đo cho hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị đánh giá kết quả thực tế so với kỳ vọng.

Nếu còn thắc mắc mà chưa được giải đáp hoặc có vấn đề cần hỗ trợ gấp thì có thể nhấn “Đăng ký hỗ trợ ngay” ở bên dưới để được hỗ trợ trực tiếp qua Google Meet hoàn toàn miễn phí.
Nút đăng kí hỗ trợ

Hiểu được tầm quan trọng của việc lập ngân sách Marketing là vậy. Nhưng, bạn đã biết cách lập kế hoạch sao cho hiệu quả? 

Cách lập ngân sách Marketing cơ bản hiệu quả

1-Tìm hiểu hành trình khách hàng

Việc đầu tiên bạn cần làm khi lập ngân sách marketing là tìm hiểu hành trình khách hàng. Bởi khách hàng chính là người quyết định sự thành công của chiến dịch mà doanh nghiệp đang triển khai. Vì vậy, việc hiểu khách hàng đóng vai trò tiên quyết trong quá trình lập ngân sách Marketing. 

Bạn có thể tự đặt và trả lời những câu hỏi sau: 

  • Khách hàng khám phá sản phẩm của bạn như thế nào?
  • Khách hàng muốn biết những thông tin gì trước khi quyết định mua hàng?
  • Chi phí tạo khách hàng tiềm năng và chuyển đổi là bao nhiêu?
  • Doanh thu trung bình một khách hàng là bao nhiêu?

Hãy đặt mình đứng trên phương diện của khách hàng, giúp bạn hiểu khách hàng của sẽ cần đi qua những hành trình nào trước đến với doanh nghiệp của bạn. Và qua đó, sẽ giúp cho doanh nghiệp biết rằng cần đẩy mạnh ngân sách cho giai đoạn nào, phân bổ một cách hợp lý nhất.

2- Nghiên cứu doanh nghiệp

Tiếp theo, bạn cần đánh giá được quy mô doanh nghiệp, quy mô lớn hay vừa và nhỏ, lâu đời hay mới thành lập. Đối với những doanh nghiệp lâu đời, đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu, có vị thế nhất định trên thị trường thì ngân sách Marketing thường sẽ tiết kiệm hơn đáng kể so với những doanh nghiệp mới thành lập. Điển hình có thể kể đến Apple. 

Lập ngân sách marketing-nghiên cứu doanh nghiệp

Đối với những doanh nghiệp mới cần tập trung ngân sách để truyền thông để tăng độ nhận diện thương hiệu. Bởi khi bạn ra sản phẩm, dù có tốt đến đâu nhưng khách hàng không biết đến thương hiệu của bạn thì chắc chắn không có doanh thu. 

3-Nghiên cứu thị trường

Nói một cách dễ hiểu hơn là nghiên cứu sự cạnh tranh và ngành mà doanh nghiệp. Ngân sách Marketing của một doanh nghiệp cũng sẽ phụ thuộc nhiều vào tính chất cạnh tranh của ngành, xu hướng tiếp thị kỹ thuật số cũng như những gì đối thủ cạnh tranh trực tiếp có thể làm được. Nếu muốn nổi bật hơn trên thị trường thì bạn cần đầu tư để có thể bắt kịp được xu hướng thịnh hành.

4-Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là cần thiết đối trước khi lên kế hoạch cho bất cứ chiến dịch nào. Việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh không chỉ để doanh nghiệp nhìn nhận và rút ra bài học cho các chiến dịch mà còn giúp doanh nghiệp biết rằng cần phải đầu tư ngân sách marketing là bao nhiêu để có thể cạnh tranh được với đối thủ.

5-Tính toán phí ẩn

Khi tiến hành lập ngân sách marketing, bạn hãy nhớ rằng luôn có những chi phí “không tên” phát sinh bất chợt. Chúng chính là yếu tố tiềm ẩn khiến những khoản ngân sách marketing của bạn đội lên đáng kể.

Cần tính toán chi phí ẩn khi lập ngân sách Marketing

Đây là tính huống thường xuyên xảy ra nên khi tính toán ngân sách Marketing, bạn cần dự trù ra một khoản dành cho các chi phí phát sinh. Khoản chi phí này sẽ giúp doanh nghiệp linh hoạt hơn khi đưa ra quyết định hay về những thay đổi cần thiết.

6-Dự toán doanh thu

Công việc tiếp theo trong quy trình xác định ngân sách tiếp thị là thiết lập dự toán doanh thu của bạn. Ở giai đoạn này, sự phối hợp giữa bộ phận marketing s với các bộ phận khác, đặc biệt là bộ phận tài chính là rất quan trọng nhằm tính toán ra khoản ngân sách phù hợp dành cho các hoạt động marketing.

Một khuyến nghị của các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đã cho thấy rằng chỉ nên chi 7-8% tổng doanh thu cho hoạt động tiếp thị và quảng cáo nếu doanh thu của bạn đạt dưới 5 triệu USD một năm và tỷ suất lợi nhuận ròng của bạn (sau tất cả các chi phí) nằm trong khoảng 10% đến 12%.

7-Quyết định ngân sách Marketing dựa trên các kênh tiếp thị

Xác định thứ tự ưu tiên cho các kênh để phân bổ ngân sách Marketing phù hợp với mức độ hiệu quả đem lại của từng kênh tiếp thị và mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể mọi kênh tiếp thị bạn không hoàn toàn mang lại hiệu quả xứng đáng với nỗ lực của bạn. Nhưng nếu chọn đúng kênh hiệu quả để đầu tư, nó có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong mức độ nhận diện về công ty của bạn, trải nghiệm khách hàng tích cực và sự hài lòng, và sau cùng là doanh số bán hàng.

8- Điều chỉnh ngân sách phù hợp với mục tiêu

Tùy vào các mục tiêu khác nhau mà doanh nghiệp lại có cách phân bổ và đầu tư ngân sách Marketing khác nhau. Ví dụ như với những doanh nghiệp mới ra nhập thị trường đặt mục tiêu là tăng độ nhận diện, doanh nghiệp đó nên chi mạnh tay cho các chiến dịch outbound marketing để thu hút sự chú ý. Trong khi đó, những chiến dịch inbound marketing sẽ phù hợp hơn với các doanh nghiệp đã xây dựng được chân dung khách hàng của doanh nghiệp mình.

Lập ngân sách Marketing - tối ưu ngân sách phù hợp với mục tiêu

Xem thêm: Cách lập KPI giúp bạn chiến thắng trong công việc và cuộc sống

9-Chi tiêu ngân sách marketing một cách thông minh

Có một điều chắc chắn rằng, không một chiến dịch nào khi đi vào triển khai sẽ đúng chuẩn với những khoản ngân sách Marketing đã lập ra tư ban đầu. Luôn có sự thiếu hụt hoặc dư thừa xảy ra, vì vậy đòi hỏi các nhà tiếp thị cần linh hoạt trong việc chi tiêu. Điều quan trọng là xác định được khoản nào nên và khoản nào không nên.

10- Chuẩn bị đo lường ROI

Để kiểm soát hiệu quả của những chiến dịch marketing, giải pháp tốt nhất cho các doanh nghiệp là tính toán tỷ suất lợi nhuận so với khoản đầu tư đã bỏ ra.

Tuy nhiên khi tính toán chú ý rằng, lợi nhuận marketing không chỉ một mà còn bao gồm nhiều yếu tố khác như: lợi nhuận trực tiếp từ những đơn hàng, tệp khách hàng tiềm năng, độ nhận diện thương hiệu…

Xem thêm: Các phương pháp xác định ngân sách truyền thông hiệu quả

Ngân sách ít có xây dựng được kế hoạch marketing không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể, trên thực tế thì không phải lúc nào ngân sách lớn thì mới thực hiện được các chiến dịch marketing hiệu quả. 

Hiện nay, có rất nhiều nền tảng hiện nay giúp thực hiện các hoạt động marketing miễn phí và chi phí thấp. Tuy nhiên, hiệu quả mà chúng mang lại thì không phải là tức thì nhưng vẫn mang đến rất nhiều hiệu quả đáng ngạc nhiên. 

Xây dựng chiến dịch marketing với ngân sách thấp

Doanh nghiệp có thể lựa chọn các kênh tiếp thị miễn phí hoặc chi phí thấp như: 

  • Tối ưu hóa SEO
  • Xây dựng website mạnh và có thương hiệu 
  • Marketing qua mạng xã hội (social media) 
  • Email marketing 
  • Content marketing. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng Google Ads và Facebook Ads. Tuy nhiên cần đầu tư một khoản nhất định. Hai nền tảng này cho phép bạn kiểm soát tốt những khoản đầu tư của mình. Cụ thể, các kênh tiếp thị này sẽ cho phép doanh nghiệp đặt hạn mức chi trả mỗi ngày và đặt giới hạn về giá thầu xác định chi phí cho mỗi hành động (CPA) mà bạn sẵn sàng chi trả.

Kết luận

Bài viết trên là những kiến thức cơ bản cần biết về ngân sách Marketing mà S4S chúng mình muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng sau bài viết này bạn có thể áp dụng xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả để phục vụ cho công việc và học tập nhé.

Bạn có thể liên hệ với chúng mình qua Fanpage: S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên thương mại điện tử và tham gia Group: S4S – Group học liệu TMĐT Fpoly để có thể đăng ký hỗ trợ và nhận các tài liệu chia sẻ nha.

Xem thêm: 5 Bước xác định ngân sách quảng cáo hiệu quả

Facebook
Email
Picture of Bích Ánh

Bích Ánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one