[GIẢI ĐÁP] Nghiên cứu thị trường doanh nghiệp nhằm  mục đích gì?

nghiên cứu thị trường nhằm mục đích gì

Mục lục

Đối với bất cứ một doanh nghiệp muốn gia nhập vào thị trường thì việc đầu tiên cần làm mà doanh nghiệp đó cần làm là nghiên cứu thị trường. Vậy thì lợi ích mà nó đem lại là gì mà đóng vai trò quan trọng đến vậy? Hãy để S4S đi vào tìm hiểu ngay nhé!

Nghiên cứu thị trường là gì

Nghiên cứu thị trường hay Marketing Research là việc thu thập, ghi chép, phân tích dữ liệu về các vấn đề liên quan đến việc marketing sản phẩm và dịch vụ” – Theo Hiệp hội Marketing Mỹ.

Hiểu cách khác, nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu liên quan đến lĩnh vực đang kinh doanh, bao gồm: khách hàng, đối thủ, thị trường mục tiêu,… Thông qua đó, doanh nghiệp sẽ xây dựng định hướng chính xác, đề ra chiến lược phù hợp, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững và lâu dài trong tương lai.

Nghiên cứu thị trường là gì?

Xem thêm: Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 

Mỗi doanh nghiệp sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau tùy vào từng mục đích, chẳng hạn như xâm nhập thị trường, tung sản phẩm, dịch vụ mới hay thực hiện chiến dịch truyền thông. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, đây là công việc cần thiết, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, giúp doanh nghiệp hoạch định được chiến lược phù hợp từ đó đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh.

Ý nghĩa việc nghiên cứu thị trường

Mọi quyết định marketing đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường, nên có thể nói nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong quá trình ra quyết định marketing. Nếu công tác nghiên cứu thu thập thông tin không chính xác, không phản ảnh đúng tình hình thực tế thị trường. Và do không dựa trên cơ sở thông tin vững chắc nên quyết định được đưa ra sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động marketing sẽ không hiệu quả, lãng phí.

Mục đích của nghiên cứu thị trường là xem xét thị trường liên quan đến một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể để xác định xem khán giả sẽ đón nhận nó như thế nào. Điều này có thể bao gồm việc thu thập thông tin nhằm mục đích phân khúc thị trường và khác biệt hóa sản phẩm, có thể được sử dụng để điều chỉnh các nỗ lực quảng cáo hoặc xác định các tính năng nào được coi là ưu tiên đối với người tiêu dùng.

Xem thêm: 4 mục tiêu của Marketing các Marketer không nên bỏ qua

1- Hiểu và đáp ứng nhu cầu thị trường

Cốt lõi của bán hàng là đáp ứng được những nhu cầu mà khách hàng đang tìm kiếm. Phân tích nhu cầu của thị trường, tìm hiểu các xu hướng mới, những sản phẩm mới được tung ra, các sản phẩm thay thế đang được sử dụng, các sản phẩm đang bán chạy trên thị trường, các sản phẩm đang bị loại bỏ khỏi thị trường.

Ý nghĩa nghiên cứu thị trường

  Trả lời được câu hỏi: “Họ nói họ đang muốn điều gì? Họ nói họ đang cần gì”. Từ đó, doanh nghiệp sẽ cho ra những sản phẩm đáp ứng phù hợp với nhu cầu thị trường, thu hút được nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu, tăng tỷ lệ chuyển đổi..

2- Đánh giá sự cạnh tranh

Việc nghiên cứu thị trường bao gồm cả việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và sự cạnh tranh trên thị trường. 

ý nghĩa của nghiên cứu thị trường, hiểu rõ đối thủ cạnh tranh

 

“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng” 

Đánh giá vị trí của đối thủ cạnh tranh trên thị trường, xác định các sản phẩm và dịch vụ của họ, điểm mạnh và điểm yếu của họ, và tìm ra các cơ hội cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn. Trong quá trình nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp nhận biết được điểm yếu của đối thủ, từ đó rút kinh nghiệm và khắc phục. Đánh giá được sự cạnh tranh trên thị trường với các đối thủ cùng ngành hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc lựa chọn lĩnh vực và cách thức xâm nhập thị trường. 

Với việc đánh giá sự cạnh tranh trên thị trường giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn về sự phát triển và tiềm năng của thị trường. Từ đó doanh nghiệp sẽ cân nhắc về việc xâm nhập thị trường và điều chỉnh sản phẩm chuẩn bị ra mắt.

3- Xác định tiềm năng thị trường

Nghiên cứu thị trường bao gồm cả việc nghiên cứu, cập nhật những thông tin về xu hướng của người tiêu dùng, của thị trường. Nhìn nhận được ngành hàng, lĩnh vực có tiềm năng phát triển trong tương lai không? Sau đó tập trung nghiên cứu và trở thành doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đó.

ý nghĩa của nghiên cứu thị trường, xác định tiềm năng thị trường

 

Qua nghiên cứu thị trường, bạn có thể sẽ hình thành nên ý tưởng phát triển một sản phẩm mới và lựa chọn chiến lược định vị đúng cho sản phẩm đó tại từng thị trường cụ thể. Ví dụ, qua nghiên cứu, bạn có thể phát hiện thấy hương vị của một loại thực phẩm cụ thể rất phổ biến ở thị trường này nhưng lại được coi là đặc biệt ở một thị trường trường khác và đó sẽ là thông tin marketing cần thiết nếu chiến lược kinh doanh của bạn có liên quan đến lĩnh vực đó. 

4- Định hình chiến lược tiếp thị

Mỗi chiến dịch mà doanh nghiệp muốn thực hiện đều phải vạch ra những hướng đi rõ ràng và mục tiêu cụ thể cho tương chiến dịch. Nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp đánh giá được vị thế của mình trên trường kinh doanh. Từ đó, định hình được hướng đi cho chiến lược tiếp mà doanh nghiệp muốn thực hiện như: tăng nhận diện thương hiệu, thu hút sự chú ý nhằm tăng doanh số bán hàng…

ý nghĩa của nghiên cứu thị trường, định hình chiến lược tiếp thị

 

5- Đánh giá hiệu quả tiếp thị

Một trong những cách tốt nhất để kết luận là đánh giá hiệu quả của quảng cáo. Điều này bao gồm sử dụng một số phương pháp thu thập dữ liệu giữa khách hàng của bạn, chẳng hạn như quan sát khách hàng, phỏng vấn họ, phát triển một số trường hợp để nghiên cứu.

Xem thêm: Hướng dẫn báo cáo kết quả nghiên cứu thực tế trong Marketing

Tổng kết

Qua bài viết này, là những chia sẻ của S4S về khái niệm nghiên cứu thị trường và mục đích của nghiên cứu thị trường đối với doanh nghiệp. Chúng mình hy vọng sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn.nút đăng kí hỗ trợ

Đừng quên dõi chúng mình để cập nhật thông tin mới nhất nhé! Bạn cũng có thể nhắn tin trực tiếp qua Fanpage: S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên thương mại điện tử và tham gia Group: S4S – Group học liệu TMĐT Fpoly.

 

 

Facebook
Email
Picture of Bích Ánh

Bích Ánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one