Schema là gì? Cách tạo Schema cho website mới nhất

schema là gì

Mục lục

Nếu bạn đang tìm hiểu về SEO thì có lẽ đã không ít lần nghe được thuật ngữ Schema. Vậy Schema là gì? Cách kiểm tra như thế nào? Hãy cùng S4S chúng mình tìm hiểu ở bài viết này để biết có thể giải đáp thắc mắc này nhé.

Schema là gì?

Schema là một đoạn mã HTML hoặc JavaScript được sử dụng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc ngắn gọn. Đối với website, việc sử dụng Schema giúp cho các công cụ tìm kiếm dễ dàng đọc hiểu và cải thiện khả năng xếp hạng trên kết quả tìm kiếm.

Schema là gì?
Schema là gì?

Tuy cùng một nội dung tìm kiếm, Google Engine có thể hiểu theo nhiều khía cạnh khác nhau, dẫn đến kết quả trả về có thể không phù hợp với mong đợi của người dùng. Tuy nhiên, việc sử dụng Schema cung cấp cho Search Engine những dữ liệu cụ thể giúp hiểu rõ nội dung, chủ đề và mục đích của website, từ đó đưa ra hiển thị đáp ứng mong muốn của người dùng.

Schema ảnh hưởng như thế nào đến SEO Công cụ tìm kiếm?

Schema có ảnh hưởng quan trọng đến SEO. Bằng cách sử dụng Schema, bạn cung cấp cho các công cụ tìm kiếm thông tin chi tiết về cấu trúc và nội dung của trang web. Điều này giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của bạn và cung cấp kết quả tìm kiếm chính xác hơn cho người dùng.

Một số lợi ích của việc sử dụng Schema cho SEO gồm:

Hiển thị kiến trúc dữ liệu: Schema cho phép bạn đánh dấu các thành phần trang web như tiêu đề, mô tả, đánh giá sản phẩm, thông tin liên hệ và nhiều hơn nữa. Điều này giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cấu trúc trang web và hiển thị các thông tin quan trọng trong kết quả tìm kiếm.

Ảnh hưởng của Schema với công cụ tìm kiếm
Ảnh hưởng của Schema với công cụ tìm kiếm

Tăng khả năng xuất hiện trong kết quả tìm kiếm: Với việc sử dụng Schema, bạn có thể tạo ra các đoạn thông tin cụ thể và nổi bật trong kết quả tìm kiếm. Điều này giúp trang web của bạn thu hút sự chú ý và tăng khả năng nhận được lượt nhấp vào từ người dùng.

Cải thiện trải nghiệm người dùng: Với thông tin được đánh dấu bằng Schema, người dùng có thể nhìn thấy các thông tin quan trọng trước khi truy cập vào trang web. Điều này giúp cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách cung cấp cho họ thông tin cần thiết và giúp họ quyết định liệu trang web của bạn có phù hợp với nhu cầu của họ hay không.

Cách kiểm tra Schema hoạt động

Sử dụng Google Search Console

Trong thẻ Enhancements của Google Search Console sẽ hiển thị tất cả các Markup đã cài. Tiếp theo bạn hãy nhấn vào loại Schema cụ thể mà bạn muốn đọc báo cáo.

>> Xem thêm: Semantic là gì?

Kiểm tra Schema hoạt động bằng Google Search Console
Kiểm tra Schema hoạt động bằng Google Search Console

Sử dụng Structured Data Testing Tool

Hãy sử dụng Công cụ Kiểm tra Dữ liệu Cấu trúc để xem trang web của bạn sẽ trông như thế nào khi thêm Đánh dấu.

Thay vì phân tích một trang web đã được xuất bản, chúng ta sẽ đi vào phân tích mã mà công cụ tạo ra trong ví dụ dưới đây:
Sau khi dán đoạn mã, hãy chọn “xem trước”. Công cụ này sẽ hiển thị cho bạn biết cách các bài viết sẽ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm của Google.

Các plugin Schema tốt nhất 2023

Schema Pro

Một trong những plugin phổ biến nhất hiện nay là Schema Pro. Đây là công cụ giúp bạn thêm Rich Snippets vào trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Việc cấu hình cho tất cả các trang và bài đăng chỉ mất vài phút.

Schema Pro hỗ trợ nhiều loại hữu ích khác nhau, gồm 13 loại sau đây:

  • Đánh giá (nhạc, phim, sản phẩm, sách, v.v.)
  • Dịch vụ
  • Công thức nấu ăn (có thể tạo thẻ chi tiết giản đồ hấp dẫn riêng biệt để tăng tỷ lệ nhấp chuột)
  • Ứng dụng phần mềm (thêm đánh giá và xếp hạng sao để quảng bá ứng dụng của bạn)
  • Đối tượng video
  • Sách
  • Mạng xã hội
  • Sản phẩm (cung cấp thông tin chi tiết về những gì bạn đang bán)
  • Doanh nghiệp địa phương
  • Bài viết (tin tức, blog, v.v.)
  • Khóa học
  • Thông tin nghề nghiệp
  • Sự kiện
Plugin Schema Pro
Plugin Schema Pro

Schema Pro là một plugin có tính phí. Giá cụ thể như sau: $67/tháng hoặc $937/trọn đời

All in One Schema Rich Snippets

Công cụ tiếp theo một plugin Schema hoàn toàn miễn phí All in One Schema Rich Snippets. Đây là một trong những plugin đơn giản nhất mà bạn có thể tìm thấy để thực hiện Schema Markup. All in One Schema Rich Snippets cung cấp một số kiểu Snippets để đánh giá, xếp hạng, sự kiện, bài báo và ứng dụng phần mềm.
Mặc dù plugin này không có nhiều mẫu thiết kế đa dạng, nhưng nó cung cấp đầy đủ các phần cơ bản để thêm mã chi tiết vào trang web..
Tuy nhiên, plugin không hỗ trợ tự động hóa, phải thực hiện thủ công các bước để thêm Schema vào trang web của mình. Điều này có thể mất nhiều thời gian hơn so với việc sử dụng Schema Pro.

Schema and Structured Data for WP & AMP

Plugin thứ 3 mà S4S muốn giới thiệu đến bạn đó chính là Schema and Structured Data for WP & AMP. Plugin này có thể hỗ trợ đến 33 loại Schema khác nhau phù hợp với nhiều nội dung trên website của bạn.

Schema and Structured Data for WP & AMP
Schema and Structured Data for WP & AMP

Đặc biệt, nếu plugin bạn cần không có trong 33 loại mà plugin cung cấp, bạn có thể yêu cầu một loại tùy chỉnh cho riêng mình.
Plugin này có phí. Dưới đây là các mức giá: Personal: $99, Webmaster: $149, Freelancer: $299, Agency: $499.

>> Xem thêm: Entity là gì

WP Review Plugin

Plugin thứ 4 mà S4S muốn đề cập đến ở đây đó chính là WP Review Plugin. Nếu website của bạn là một trang web thương mại điện tử thì đây chính là một lựa chọn hoàn hảo bởi nó giúp bạn tối ưu hóa tương tác người dùng với việc xếp hạng và đánh giá sản phẩm/dịch vụ.

  • Hệ thống xếp hạng sử dụng điểm, tỷ lệ phần trăm hoặc ngôi sao.
  • Khả năng thay đổi màu sắc không giới hạn cho các đánh giá cá nhân.
  • Plugin nhẹ, không làm chậm trang web.
  • Tương thích với hầu hết các chủ đề WordPress (cả miễn phí và trả phí).

WP Review Plugin rất dễ cài đặt và cấu hình, giúp việc sử dụng Schema Markup trở nên đơn giản, đặc biệt là đối với những người không có nhiều kiến thức về công nghệ.

Về mức chi phí, bạn sẽ phải trả như sau khi sử dụng WP Review Plugin: Personal (một trang web): $49/năm hoặc $236/trọn đời, Developer (nhiều hơn 1 trang web): $149/năm hoặc $596/trọn đời, Agency (tiếp thị liên kết): $299/năm hoặc $1,196/trọn đời.

WP SEO Structured Data Schema

Plugin cuối cùng đó là WP SEO Structured Data Schema – một plugin hoàn toàn miễn phí. Dù miễn phí nhưng sản phẩm này cung cấp đầy đủ các tính năng cần thiết để bạn sử dụng Schema Markup và xây dựng Rich Snippets.

WP SEO Structured Data Schema
WP SEO Structured Data Schema

Plugin này hỗ trợ một số loại Schema như tổ chức (organizations), doanh nghiệp địa phương (local businesses), video, sự kiện và xếp hạng (ratings). Với plugin này, bạn có thể thêm tọa độ địa lý, tên người, logo, mô tả doanh nghiệp, giờ làm việc, và nhiều thông tin khác.

Hướng dẫn chèn Schema cho WordPress

Có nhiều loại Schema khác nhau, nhưng S4S khuyên bạn nên chọn Schema JSON-LD theo hướng dẫn trước đó. Để tối ưu hóa tác dụng của Schema, nên chèn nó vào phần header của trang web. Bạn có thể đặt Schema ở footer hoặc trong nội dung bài viết, nhưng điều này sẽ làm giảm tác dụng của Schema rất nhiều.

Cách chèn Schema trong WordPress
Cách chèn Schema trong WordPress

Dưới đây, chúng mình sẽ hướng dẫn cách chèn Schema vào các trang web WordPress:

Bước 1: Trước tiên, tải xuống một plugin có tên là “Header and Footer Scripts“, cho phép bạn chèn các script vào phần header. Sau khi tải plugin về và kích hoạt nó, bạn hãy chèn bộ Script Schema vào và nhấn nút Cập nhật (Update).

Bước 2: Làm mới trang và kiểm tra mã nguồn của trang. Bạn sẽ thấy toàn bộ phần Schema trong thẻ header.

Bước 3: Sau khi chèn Schema vào Header, hãy gửi trang web của bạn lên Google Search Console. Lưu ý có hai cách gửi: từ máy tính và từ phiên bản di động. Tôi thấy việc gửi từ phiên bản di động giúp Google index nhanh hơn, thường mất khoảng 2-3 ngày để kiểm tra cấu trúc trên Google.

Tổng kết

Bài viết trên là thông tin về “Schema là gì? Cách tạo Schema cho website mới nhất” mà chúng mình muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng rằng sau bài viết này bạn sẽ biết cách kiểm tra schema và tạo schema cho doanh nghiệp mình nhé. Nếu bạn gặp khó khăn trong học tập có thể liên hệ với chúng mình để được giải đáp qua Fanpage: S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên TMĐT hoặc đăng ký form dưới đây nhé và tham gia Group học liệu TMĐT Fpoly nhé.

Nút đăng ký hỗ trợ

Facebook
Email
Picture of Lại Ngọc Linh

Lại Ngọc Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one