Thang đo là gì? Phân loại và ứng dụng thang đo trong SPSS

Thang đo là gì

Mục lục

Với những người mới bắt đầu tìm hiểu và làm quen với việc phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS, thì việc đầu tiên cần làm đó chính là biết được thang đo là gì? và các loại thang đo cơ bản có trong phần mềm phân tích dữ liệu khoa học này. Nếu bạn  vẫn còn băn khoăn về thang đo là gì, cách phân loại và ứng dụng thang đo trong SPSS thì cùng tìm hiểu bài chia sẻ ngay dưới dây của S4S nhé!

Thang đo là gì?

Thang đo là gì? – Trong nghiên cứu phân tích khoa học, thang đo là tên gọi ám chỉ một công cụ mà các nhà nghiên cứu có thể dùng để xác định và phân loại các biến của dữ liệu thành những nhóm khác nhau. Đối với phần mềm SPSS cũng vậy, việc sử dụng thang đo sẽ chính là một phương pháp để công cụ này có thể đưa ra được những dữ liệu mang tính chuyên sâu, giúp người đọc có thể quan sát và hiểu các dữ liệu sau khi được xử lý một cách dễ dàng.

Thang đo là gì?
Thang đo là gì?

Trong SPSS, không chỉ có duy nhất một loại thang đo bởi mỗi loại dữ liệu được thu thập về cần những thang đo khác nhau mới có thể đánh giá được tính chính xác của dữ liệu cũng như để phù hợp với mục đích của nhà nghiên cứu. Bởi vậy, phần mềm này sẽ được chia ra làm 4 loại thang đo cơ bản sau:

+ Thang đo danh nghĩa (Nominal scale)

+ Thang đo thứ bậc (Ordinal scale)

+ Thang đo khoảng cách (Interval scale)

+ Thang đo tỷ lệ (Ratio scale)

Nếu bạn còn đang phân vân về thang đo là gì nói riêng và những kiến thức về digital marketing nói chung thì đừng ngại click ngay vào nút dưới đây để được hỗ trợ miễn phí bạn nhé!

Nút đăng ký hỗ trợ

Phân loại thang đo trong công cụ SPSS

Sau khi biết được thang đo là gì? và những loại thang đo cơ bản trong phân tích dữ liệu khoa học nói chung và phần mềm SPSS nói riêng thì tiếp theo đây chúng ta cùng tìm hiểu về ý nghĩa, bản chất của từng loại thang cũng như cách ứng dụng của nó nhé!

>>> Xem thêm: Mục tiêu nghiên cứu là gì? Nguyên tắc để viết mục tiêu nghiên cứu

Thang đo định danh (Nominal scale)

Thang đo đầu tiên và cũng là thang đo thông dụng, được nhiều người sử dụng nhất chính là thang đo định danh (hay còn gọi là Nominal scale). Đây là loại thang đo mà trong đó, nhà phân tích phân loại các dữ liệu bằng cách gán cho chúng một cái tên (hoặc ký hiệu). Nói dễ hiểu hơn thì các loại đối tượng dữ liệu trong thang đo này sẽ được định danh cho mình một ký hiệu nhất định và chỉ có giá trị để phân biệt với nhau.

Ứng dụng trong thang đo danh nghĩa có thể kể đến những dạng câu hỏi như giới tính, nghề nghiệp, vị trí,..

Ví dụ: Giới tính của bạn là gì?

  • Nam 
  • Nữ

Khi khách hàng tích chọn trả lời 1 trong 2 đáp án này, và sử dụng phân tích bằng thang đo danh nghĩa thì tức là dữ liệu “giới tính” của khách hàng đã được thang đo định danh phân loại dựa trên đúng danh nghĩa đó thành các giá trị như “Nam = 1”, “Nữ = 2”

Thang đo danh nghĩa
Thang đo danh nghĩa

Thang đo thứ bậc (Ordinal scale)

Loại thang đo tiếp theo trong SPSS chính là thang đo thứ bậc (Ordinal scale). Bạn có thể hiểu đơn giản rằng đây là loại thang đo nâng cao hơn thang đo danh nghĩa chính là ngoài việc định danh các loại dữ liệu, thang đo này còn giúp các nhà phân tích biết được những câu trả lời, hay đáp án của khách hàng có thứ tự như thế nào, cao hay thấp.

Ứng dụng của thang đo danh nghĩa trong bảng khảo sát có thể kể đến như những câu hỏi về xếp hạng hay sắp xếp,…

Ví dụ: Học lực trong năm vừa qua của bạn là gì?

  1. Giỏi
  2. Khá 
  3. Trung bình 
  4. Yếu

Với mỗi giá trị được gán mã hóa, chúng ta có thể biết được mức độ cao thấp của mỗi giá trị so với nhau. Phương pháp này là khuynh hướng trung tâm được xem xét bằng số trung vị và số mode, độ phân tán đo bằng khoảng biến thiên và khoảng tứ phân vị.

Thang đo thứ bậc
Thang đo thứ bậc

>>> Xem thêm: [Chi tiết] Cách xác định ngân sách marketing hiệu quả

Thang đo khoảng cách (Interval scale)

Nếu như thang đo thứ bậc giúp cho chúng ta sắp xếp được những giá trị trên dưới, cao thấp thì thang đo khoảng cách (Interval scale) sẽ giúp chúng ta đo lường được mức độ khoảng cách giữa các dữ liệu được trả về.

Để có thể sử dụng thang đo khoảng cách để phân tích, người đặt câu hỏi phải đưa ra các đáp án cho ứng viên với 2 đầu là 2 mức độ hoàn toàn trái ngược nhau.

Ví dụ: Bạn có hài lòng về chất lượng sản phẩm không?

  1. Rất hài lòng
  2. Hài lòng
  3. Khá hài lòng
  4. Không hài lòng
  5. Rất không hài lòng

Với những kết quả được trả về và khi đưa lên phần mềm SPSS để phân tích với thang đo khoảng cách, bạn sẽ biết được mức độ hài lòng của khách hàng đang ở ngưỡng nào và có thể tiến hành đưa ra các biện pháp phù hợp.

Thang đo khoảng cách
Thang đo khoảng cách

Thang đo tỷ lệ (Ratio scale)

Loại thang đo cuối cùng là thang đo tỷ lệ (Ratio scale). Thang đo này khi ứng dụng để phân tích trên SPSS sẽ giúp chúng ta có thể tính toán được tỷ lệ của các biến của câu trả lời. Từ đó mang đến cho nhà phân tích cái nhìn tổng quan nhất về số liệu.

Đối với loại thang đo này, sẽ thường được ứng dụng trong các câu hỏi mà nhà phân tích cần biết được có bao nhiêu phần trăm trong tổng số tất cả các đáp án của khách hàng đang là giá trị mà họ mong muốn.

Ví dụ: Số lượng khách hàng thích sản phẩm là 70%, số lượng khách hàng không thích là 30%.

Thang đo tỷ lệ
Thang đo tỷ lệ

Lưu ý khi lựa chọn thang đo thích hợp 

Mỗi loại thang đo sẽ cho ra những kết quả khác nhau, để có thể sử dụng các loại thang đo một cách hiệu quả nhất thì bạn cần phải căn cứ vào cách đặt câu hỏi cũng như mục đích của mình là gì. Với 2 loại thang đo là thang đo định danh và thang đo thứ bậc sẽ cho bạn cái nhìn về dữ liệu dưới dạng định tính và với thang đo khoảng cách và tỷ lệ sẽ cho bạn cái nhìn chi tiết về định lượng.

Vì cho ra những thống kê khác nhau cho nên những cách tính của từng loại thang đo cũng rất khác nhau, việc lựa chọn thang đo sẽ ảnh hưởng đến dữ liệu của bạn thu thập. Thang đo danh nghĩa sẽ sử dụng phép toán tần suất và số trội (mode), thang đo thứ bậc thì ngoài việc cũng sử dụng 2 phép tính đó sẽ còn sử dụng phép toán trung vị, tứ phân vị. Đối với thang đo khoảng cách sẽ sử dụng phép toán độ lệch chuẩn trung bình, trung vị (nếu như phân bố lệch) và các phép toán thống kê khác ngoài phép chia. Cuối cùng là thang đo tỷ lệ sẽ sử dụng phép tính trung bình, trung vị (trong trường hợp phân bố lệch), độ lệch chuẩn và tất cả các phép thống kê khác.

Tổng kết

Trên đây là bài viết để giải thích giúp bạn biết được những khái niệm cơ bản như Thang đo là gì?, cách phân loại và ứng dụng thang đo trong nghiên cứu khoa học bằng phần mềm SPSS. Hy vọng rằng với những chia sẻ hữu ích trên của S4S, bạn đã có thể hiểu được về định nghĩa thang đo là gì và những khái niệm cơ bản liên quan.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tớ và đừng quên để lại bình luận đóng góp cho S4S nhé!

Bạn cũng có thể nhắn tin trực tiếp qua Fanpage: S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên thương mại điện tử  và tham gia Group: Học và Hỏi Digital Marketing TMĐT – S4S.

Facebook
Email
Picture of Hồng Phú

Hồng Phú

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one