Thương mại điện từ là gì? Những lợi ích của thương mại điện tử

Thương mại điện tử là gì những hạn chế của thương mại điện tử.

Mục lục

Thương mại điện tử là gì? Thương mại điện tử đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người tiêu dùng nói riêng và doanh nghiệp nói chung trong bối cảnh công nghệ bùng nổ. Vậy nên trong bài viết này, S4S sẽ cùng bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh thương mại điện tử.

Khái niệm thương mại điện tử là gì 

Khái niệm thương mại điện tử có thể được hiểu theo 2 nghĩa:

  • Nghĩa hẹp: là sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để làm thương mại
  • Nghĩa rộng: là việc sử dụng các mạng máy tính để nâng cao hiệu suất của tổ chức, bao gồm việc sử dụng công nghệ thông tin để gia tăng mức độc truyền thông và giao dịch với các bên liên quan.

Thương mại điện tử là gì? Cùng S4S tìm hiểu.

Thương mại điện tử có bản chất gồm toàn bộ các chu trình và các hoạt động kinh doanh của các tổ chức và cá nhân được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Đối với nền tảng này doanh nghiệp cần phải xây dựng trên một nền tảng vững chắc về cơ sở hạ tầng bao gồm các yếu tố như: kinh tế, công nghệ, pháp lý và nguồn nhân lực.

Ví dụ: thương mại điện tử: hoạt động trao đổi, mua bán, sử dụng phương tiện điện tử.

Xem thêm: Google Trends là gì? Sử dụng Google trend giúp bạn đi đầu xu hướng

Những lợi ích của thương mại điện tử cho doanh nghiệp 

Thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong doanh nghiệp đặc biệt với bối cảnh con người vạn vật internet. Nó mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho các doanh nghiệp, đặc biệt là trong việc tăng cường hiệu quả và tiếp cận khách hàng. Dưới đây là ba nhóm lợi ích chính của thương mại điện tử:

Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp

Sau khi đã hiểu thương mại điện tử là gì? Cùng S4S tìm hiểu lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp.

  • Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành và quảng cáo. 
  • Các sàn thương mại điện tử cung cấp môi trường kinh doanh trực tuyến, giảm bớt chi phí cho việc thuê mặt bằng và nhân viên. 
  • Quảng cáo trực tuyến có thể tiếp cận đến khách hàng tiềm năng rộng lớn một cách hiệu quả hơn so với các hình thức quảng cáo truyền thống.

Lợi ích của thương mại điện tử đối với khách hàng

Sau khi đã hiểu thương mại điện tử là gì? Cùng S4S tìm hiểu lợi ích của thương mại điện tử đối với khách hàng.

  • Với thương mại điện tử, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm và mua hàng từ bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào mà họ muốn. 
  • Không cần phải di chuyển đến cửa hàng truyền thống, khách hàng có thể trải nghiệm mua sắm tiện lợi và linh hoạt. 
  • Thương mại điện tử cung cấp cho khách hàng sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ, cho phép họ so sánh giá cả và chất lượng dễ dàng để có được sự lựa chọn tốt nhất.

Lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội

Sau khi đã hiểu thương mại điện tử là gì? Cùng S4S tìm hiểu lợi ích của thương mại điện tử đối với xã hội.

  • Thương mại điện tử đóng góp vào sự phát triển của xã hội bằng cách tạo ra nhiều cơ hội việc làm và thúc đẩy sự phát triển kinh tế. 
  • Nó cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu và cạnh tranh với các công ty lớn. 
  • Đồng thời, thương mại điện tử cũng giúp giảm thiểu các rào cản thương mại, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh và tăng cường quan hệ thương mại quốc tế.

Thương mại điện tử mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, khách hàng và xã hội. Đối với doanh nghiệp, nó giúp tiết kiệm chi phí, tăng cường tiếp cận khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đối với khách hàng, nó mang lại sự tiện lợi và đa dạng trong việc mua sắm. Đối với xã hội, nó đóng góp vào sự phát triển kinh tế và tạo ra cơ hội việc làm. Thương mại điện tử đang trở thành một sự thay đổi quan trọng trong cách chúng ta kinh doanh và tiếp cận thị trường.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn và kết hợp đăng ký ngay S4S hỗ trợ:

Nút đăng kí hỗ trợ tạo hiểu ứng video chuyên nghiệp.

Những hạn chế của thương mại điện tử 

Mặc dù thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng tồn tại một số hạn chế cần được đối mặt và giải quyết. Dưới đây là những hạn chế chính của thương mại điện tử

Sự thống nhất về phần cứng, phần mềm

Để thực hiện thương mại điện tử, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng hệ thống phần cứng và phần mềm của họ tương thích với các sàn thương mại điện tử. Điều này đòi hỏi đầu tư vào cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và đảm bảo tính ổn định và đáng tin cậy của hệ thống.

Vấn đề an toàn

 Một trong những rủi ro của thương mại điện tử là vấn đề an toàn, an ninh thông tin. Các hệ thống mua sắm trực tuyến phải đảm bảo an toàn thông tin cá nhân và thanh toán của người dùng để tránh rủi ro mất thông tin và gian lận tài khoản. 

Thói quen mua sắm truyền thống

Một số người vẫn có thói quen mua sắm truyền thống và thích trải nghiệm trực tiếp sản phẩm trước khi mua. Thương mại điện tử không thể cung cấp trải nghiệm này, gây khó khăn cho việc thuyết phục khách hàng chuyển sang mô hình mua sắm trực tuyến.

Bảo mật

Bảo mật là một trong những vấn đề quan trọng trong thương mại điện tử. Doanh nghiệp phải đảm bảo rằng thông tin khách hàng và giao dịch được bảo mật an toàn để tránh rủi ro mất thông tin và lừa đảo. 

Thu hút vốn đầu từ khó hơn

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ việc thu hút vốn đầu tư cho mô hình thương mại điện tử có thể gặp khó khăn. Điều này do yêu cầu đầu tư ban đầu lớn vào cơ sở hạ tầng công nghệ và quảng cáo để thu hút khách hàng. 

Mặc dù thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích, nhưng việc vượt qua những hạn chế này đòi hỏi sự đầu tư và nỗ lực từ phía các doanh nghiệp. Bằng cách giải quyết các vấn đề an toàn, tăng cường quảng cáo và xây dựng niềm tin từ khách hàng, thương mại điện tử có thể tiếp tục phát triển và đóng góp vào sự phát triển kinh tế và xã hội.

Xem thêm: Marketing thương mại điện tử là gì? Những Case Study tiêu biểu

Các sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam 

Shopee

Shopee là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn khu vực Đông Nam Á. Với mục tiêu mang đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng và thuận tiện, Shopee đã thu hút hàng triệu người dùng và doanh nghiệp.

Sau khi đã hiểu thương mại điện tử là gì cùng tìm hiểu Shopee - một trong những sàn thương mại điện tử lớn.

Shopee cung cấp một nền tảng trực tuyến đa dạng với hàng ngàn danh mục sản phẩm, bao gồm thời trang, điện tử, gia dụng, mỹ phẩm, và nhiều hơn nữa. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và so sánh giá cả, đồng thời tham gia vào các chương trình khuyến mãi hấp dẫn và các hoạt động mua sắm trực tuyến. 

Shopee không chỉ là một nền tảng mua bán trực tuyến, mà còn cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho người bán và người mua. Đối với người bán, Shopee cung cấp một giao diện quản lý dễ sử dụng, hỗ trợ quảng cáo, và các công cụ tối ưu hóa doanh số bán hàng. Đối với người mua, Shopee đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáng tin cậy và đảm bảo an toàn thông tin cá nhân và thanh toán.

Lazada

Lazada đứng thứ 2 ở Việt Nam sau Shopee, thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba. Với quy mô lớn và sự hiện diện mạnh mẽ, Lazada cung cấp một nền tảng mua sắm trực tuyến đáng tin cậy và thuận tiện. 

Sau khi đã hiểu thương mại điện tử là gì cùng tìm hiểu Lazada - một trong những sàn thương mại điện tử lớn.

Lazada có một danh mục sản phẩm đa dạng, từ thời trang, điện tử, gia dụng, đến đồ chơi, sách và nhiều ngành hàng khác. Người dùng có thể tìm kiếm và so sánh giá cả, đồng thời tham gia vào các chương trình khuyến mãi và giảm giá hấp dẫn. 

Đặc biệt, Lazada hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thị trường trực tuyến một cách dễ dàng. Nền tảng này cung cấp các công cụ và dịch vụ quảng cáo, giao hàng, và hỗ trợ khách hàng, giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận và tăng trưởng doanh số bán hàng.

Tiki

Tiki lọt top 5 website thương mại điện tử nổi bật nhất tại Việt Nam, tập trung vào mua sắm sách, đồ chơi và các sản phẩm gia dụng. Với cam kết chất lượng và dịch vụ, Tiki đã xây dựng được lòng tin từ khách hàng. Tiki cung cấp một môi trường mua sắm trực tuyến an toàn và tiện lợi. Người dùng có thể tìm kiếm và khám phá hàng ngàn cuốn sách, đồ chơi và các sản phẩm gia dụng chất lượng từ các nhà cung cấp uy tín. 

Sau khi đã hiểu thương mại điện tử là gì cùng tìm hiểu Tiki - một trong những sàn thương mại điện tử lớn.

Tiki định hướng mở rộng danh mục sản phẩm của mình để đáp ứng nhu cầu mua sắm đa dạng của người tiêu dùng. Điều này cho phép người dùng tìm thấy mọi thứ từ sách, thiết bị điện tử, đồ gia dụng, thực phẩm, đồ thể thao, đến mỹ phẩm và nhiều loại sản phẩm khác trên Tiki. 

Ngoài ra, Tiki cũng đảm bảo chất lượng sản phẩm và dịch vụ giao hàng nhanh chóng. Người dùng có thể yên tâm mua hàng trực tuyến với sự đảm bảo về chất lượng và sự hỗ trợ từ đội ngũ chăm sóc khách hàng của Tiki.

Sendo

Sendo là một sàn giao dịch 100% của Việt Nam, bởi công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến FPT, tập trung vào các sản phẩm công nghệ, thời trang, mỹ phẩm và nhiều ngành hàng khác. Với mục tiêu mang đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến thuận tiện và an toàn, Sendo đã thu hút sự quan tâm của nhiều người dùng và doanh nghiệp. 

Sau khi đã hiểu thương mại điện tử là gì cùng tìm hiểu Sendo - một trong những sàn thương mại điện tử lớn.

Sendo cung cấp một giao diện mua sắm thân thiện và dễ sử dụng. Người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm và mua các sản phẩm từ nhiều danh mục khác nhau. Nền tảng này đảm bảo chất lượng sản phẩm và cung cấp các dịch vụ giao hàng nhanh chóng và an toàn. 

Đồng thời, Sendo cũng hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận thị trường trực tuyến một cách dễ dàng. Các chức năng quảng cáo và tiếp thị của Sendo giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng và nâng cao doanh số bán hàng.

Có những loại thương mại điện tử nào? 

B2B

Thương mại điện tử B2B là loại hình giao dịch giữa các doanh nghiệp. Trong mô hình này, các công ty, nhà sản xuất, nhà cung cấp và nhà phân phối sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để thực hiện các giao dịch kinh doanh với nhau. 

Sau khi đã hiểu thương mại là gì? Cùng tìm hiểu mô hình thương mại điện tử B2B.

B2B tập trung vào việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp khác. Các sàn thương mại điện tử B2B phổ biến ở Việt Nam bao gồm Alibaba, 1688.com và EC21. Đây là nơi các doanh nghiệp có thể tìm kiếm đối tác kinh doanh, nhà cung cấp và mở rộng mạng lưới kinh doanh. 

Ví dụ: Công ty của bạn làm sản xuất có thể tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên liệu trực tuyến thông qua sàn thương mại điện tử B2B như Website.

B2C

Thương mại điện tử B2C là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Trong mô hình này, các doanh nghiệp sử dụng các trang web, ứng dụng di động hoặc các nền tảng thương mại điện tử để bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. 

Sau khi đã hiểu thương mại là gì? Cùng tìm hiểu mô hình thương mại điện tử B2C.

B2C là một trong những hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất ở Việt Nam và có thể thấy qua các trang web như Tiki, Lazada và Shopee hay website của doanh nghiệp,… Việc mua sắm trực tuyến giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian và tận hưởng tiện ích mua hàng trực tuyến với đa dạng sản phẩm và dịch vụ. 

Ví dụ: Bạn muốn mua 1 chiếc áo, thay vì đi đến cửa hàng, bạn có thể truy cập vào sàn thương mại điện tử như Shopee để mua.

C2C

Thương mại điện tử C2C là loại hình giao dịch giữa người tiêu dùng với nhau. Trong mô hình này, người dùng cá nhân có thể bán hoặc trao đổi sản phẩm và dịch vụ với nhau thông qua các nền tảng thương mại điện tử. 

Sau khi đã hiểu thương mại là gì? Cùng tìm hiểu mô hình thương mại điện tử C2C.

C2C thường được thực hiện qua các trang web mua bán như Chợ Tốt, hoặc các ứng dụng di động như Facebook Marketplace hay các trang web đấu giá trực tuyến như eBay, C2C mang lại sự linh hoạt và tiện ích cho người dùng, cho phép họ mua và bán các sản phẩm cũ, không sử dụng hoặc tự sản xuất. 

Ví dụ: Bạn muốn bán những đồ không sử dụng nữa họ có thể sử dụng trang web mua bán như Chợ tốt để trao đổi mua bán với người tiêu dùng khác.

C2B

Thương mại điện tử C2B là loại hình giao dịch giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Trong mô hình này, người tiêu dùng cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin và doanh nghiệp mua lại từ họ. 

Sau khi đã hiểu thương mại là gì? Cùng tìm hiểu mô hình thương mại điện tử C2B.

C2B được ứng dụng trong các trang web hoặc ứng dụng di động cho phép người tiêu dùng đăng ký làm freelancer, tạo nội dung hoặc cung cấp các dịch vụ chuyên môn. C2B phổ biến là các trang web tuyển dụng freelancer như Upwork và Freelancer. 

Ví dụ: Bạn có kĩ năng chạy ads, họ có thể đăng ký làm freelancer trên một trang web thương mại điện tử C2B như Freelancer, các doanh nghiệp có thể liên hệ và thuê bạn.

B2G

Thương mại điện tử B2G là loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và nhà nước. Trong mô hình này, các doanh nghiệp sử dụng các nền tảng thương mại điện tử để cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc thông tin cho các cơ quan nhà nước. 

Sau khi đã hiểu thương mại là gì? Cùng tìm hiểu mô hình thương mại điện tử B2G.

B2G thường liên quan đến việc tham gia vào các quá trình đấu thầu công cộng và cung cấp các dịch vụ nhà nước. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp có thể tham gia vào các giao dịch B2G thông qua các trang web đấu thầu công cộng như Muasamcong.mpi.gov.vn. 

Ví dụ: Công ty của bạn trong lĩnh vực xây dựng muốn tham gia vào một dự án công trình của nhà nước. Bạn có thể sử dụng một trang web thương mại điện tử B2G để tìm hiểu về các dự án đấu thầu công cộng đang diễn ra và nộp hồ sơ tham gia thầu.

C2G

Thương mại điện tử C2G là loại hình giao dịch giữa người tiêu dùng và chính phủ . Trong mô hình này người dùng thông qua các sàn thương mại điện tử của nhà nước. Người dùng có thể  sử dụng các ứng dụng di động hoặc trang web nhà nước để làm các thủ tục hành chính, nộp thuế, đặt lịch hẹn hoặc yêu cầu dịch vụ công.

Sau khi đã hiểu thương mại là gì? Cùng tìm hiểu mô hình thương mại điện tử C2G.

Ví dụ: Bạn muốn mua biển số đẹp thông qua việc đấu giá thì bạn có thể truy cập “vpa.com.vn” của nhà nước để đấu giá mua biển số đẹp.

Tổng kết

Thương mại điện tử là quá trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua sử dụng công nghệ điện tử, đặc biệt là internet. Nó mang lại nhiều lợi ích như mở rộng phạm vi kinh doanh, tiết kiệm chi phí, tăng trải nghiệm mua sắm, đa dạng lựa chọn sản phẩm, tiện lợi và tiết kiệm thời gian, giao dịch an toàn và bảo mật.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi và đừng quên để lại bình luận đóng góp cho S4S nhé!

Bạn cũng có thể nhắn tin trực tiếp qua Fanpage: S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên thương mại điện tử và tham gia Group: S4S – Group học liệu TMĐT Fpoly .

Facebook
Email
Picture of Phạm Đạt

Phạm Đạt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one