Tối ưu Onpage là gì? Hướng dẫn tối ưu Onpage mới nhất 2024

Tối ưu Onpage là gì? Hướng dẫn tối ưu Onpage mới nhất 2024

Mục lục

Bạn đang không biết Tối ưu Onpage là gì? Cách tối ưu Onpage như thế nào? Thì đây chính là bài viết dành riêng cho bạn, hứa hẹn sẽ không làm bạn mất thời vô ích khi đọc hết nó. Cùng S4S đi vào tìm hiểu chi tiết nào!

Tối ưu Onpage là gì?

Tối ưu SEO Onpage là những công việc cần làm để tối ưu hóa các yếu tố hiển thị ngay trên website.

Tối ưu Onpage là gì
Tối ưu Onpage là gì

Tại sao phải tối ưu SEO Onpage 

Tối ưu SEO Onpage có 2 mục đích chính đối với người dùng và người làm SEO bao gồm:

Đối với người dùng

Đầu tiên là mạng lại cho sự tối ưu về mặt giao diện về thẩm mỹ của website đối với người dùng. Tiếp đến là đem lại trải nghiệm khi sử dụng website cho cho người dùng. Một web tối ưu SEO Onpage tốt sẽ mang lại được giá trị và giữ chân người dùng quay trở lại. Tối ưu onpage với người dùng

Tối ưu Onpage với người dùng

Đối với người làm SEO

Mục đích là để nâng cao thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm, giúp website tăng traffic và có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng.

Tối ưu Onpage với người làm SEO
Tối ưu Onpage với người làm SEO

Làm thế nào để tối ưu SEO Onpage

Để tối ưu SEO Onpage bạn cần tối ưu tốt 3 yếu tố quan trọng bao gồm: Các yếu tố kỹ thuật, tối ưu nội dung và tối ưu UX/UI cho website. 

Tối ưu kỹ thuật 

Có rất nhiều yếu tố kỹ thuật cần tối ưu dưới đây là 1 số yếu tố kỹ thuật cơ bản.

  1. Https: Là một giao thức truyền tải trên Internet, có khả năng bảo vệ dữ liệu toàn vẹn và bảo mật giữa máy tính của người dùng và trang web. Nên trỏ hết từ Http sang Https. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về HTTP status code tại đây. 
  2. SSL: Là tiêu chuẩn bảo mật toàn cầu giúp kết nối an toàn giữa website và trình duyệt.
  3. Robots.txt: Tệp robots.txt cho trình thu thập dữ liệu của công cụ tìm kiếm biết có thể truy cập vào những URL nào trên website. Kiểm tra file robots của một website bằng cách gõ URL: tenmien/robots.txt – User-agent: * (Cho phép bot truy cập toàn site) – Disallow: /bin/ (Hạn chế không cho bot truy cập thư mục bin)
  4. Cài đặt và khai báo sitemap: Là một tệp cung cấp thông tin về các trang, video và tệp khác trên trang web, cùng mối quan hệ giữa chúng, hỗ trợ bot thu thập và đánh chỉ mục dễ hơn với các URL được liệt kê trong sitemap. Cần khai báo sitemap trên Google Search Console. Kiểm tra sitemap website của bạn bằng cách gõ URL: tenmien/sitemap_index.xml
  5. Breadcrumb: Là tập hợp các liên kết được đặt liên tiếp nhau, giúp người dùng và công cụ tìm kiếm hiểu vị trí hiện tại trong cấu trúc website.
  6. Cấu trúc URL: Cấu trúc URL các trang, loại nội dung cần ngắn và loại bỏ những thành phần không cần thiết. Sử dụng từ khóa mục tiêu. 
  7. Schema: Đánh dấu dữ liệu có cấu trúc. Giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu và phân loại nội dung.
  8. Canonical: Khai báo cho Google biết URL nào là trang chính tắc và thu thập dữ liệu URL đó.
  9. Favicon: Biểu tượng của website, được hiển thị ở trên Tab trên của trình duyệt.
  10. Tốc độ tải trang: Sử dụng Pagespeed Insights đo lường trên cả PC và Mobile.
  11. Giao diện website: Giao diện website đáp ứng với đa dạng thiết bị: mobile, tablet, desktop
  12. Lỗi 404: Có thể chuyển hướng về trang chủ hoặc tạo trang 404 riêng có banner và CTA chuyển hướng
  13. Redirect 301: Chuyển hướng vĩnh viễn. Sử dụng khi chuyển hướng 1 website đến phiên bản mới, hợp nhất 2 website với nhau… 
  14. Redirect 302: Chuyển hướng tạm thời. Sử dụng khi thiết kế hoặc cập nhật lại website, khi kiểm tra trang mới để lấy ý kiến người dùng.
Tối ưu các yếu tố kỹ thuật
Tối ưu các yếu tố kỹ thuật

Tối ưu nội dung

Cần tối ưu hóa nội dung nhằm mang lại giá trị cho người dùng với tối ưu hóa chuẩn SEO với Google. Khi bạn tối ưu hóa nội dung cần tập trung vào 5 yếu tố sau đây:

Tối ưu nội dung
Tối ưu nội dung

Từ khóa

Từ khóa lên xuất hiện trong những phần:

  1. URL: không nên dài quá 75 ký tự, viết thường không dấu, không chứa ký tự đặc biệt, ngăn cách nhau bởi dấu gạch ngang “-“
  2. Title SEO: không nên dài quá 35-60 ký tự 
  3. Meta: không nên dài quá 160 ký tự
  4. Thẻ H1 (Title bài viết): không nên viết hoa toàn bộ, mỗi bài chỉ có duy nhất 1 thẻ  H1. 
  5. Trên toàn bài: Đưa từ khóa vào tự nhiên, mật độ từ khóa  từ 0,8 – 2%. Công thức tính mật độ bằng = số lần lặp lại của từ khóa/tổng số từ khóa toàn bài.
  6. Khác: BUI, anchor text, internal link, external link, ảnh.
Tối ưu từ khóa
Tối ưu từ khóa

Link

Định nghĩa về Internal link và External link:

  1. Internal link: (liên kết nội bộ) là liên kết từ trang này sang trang khác của cùng 1 tên miền.
  2. External link (Outbound Link) là liên kết từ website của bạn trỏ đến những trang website khác (không cùng tên miền).

Định nghĩa link Nofollow và Dofollow:

  1. Dofollow: là yêu cầu các công cụ tìm kiếm theo dõi một liên kết cụ thể, chất lượng của liên kết đó có thể ảnh hưởng tới thứ hạng của trang trên công cụ tìm kiếm. Dofollow truyền sức mạnh và sự liên quan.
  2. Nofollow: là yêu cầu các công cụ tìm kiếm không theo dõi một liên kết cụ thể, chất lượng của liên kết hầu như không ảnh hưởng tới thứ hạng của trang trên công cụ tìm kiếm. Nofollow chỉ truyền sự liên quan.
Tối ưu Link
Tối ưu Link

BUI và Anchor text

  1. B,U, I: làm nổi bật những từ hay cụm từ quan trọng giúp người đọc chú ý hơn vào nội dung đó.
  2. Anchor text: là đoạn văn bản chứa siêu liên kết dẫn sang trang khác. Nếu 2 liên kết trong 1 bài viết cùng dẫn tới 1 URL thì Google chỉ tính liên kết đầu tiên. Vì thế 1 anchor text chỉ nên dẫn tới 1 URL. Cần Sử dụng và đặt từ khóa trong anchor text phù hợp.

    BUI và Anchor text
    BUI và Anchor text

Tổng số từ, TOC, Unique

  1. Số từ: Thông thường một bài viết blog tối thiểu 1000 từ.Tuy nhiên, đôi khi số từ không quan trọng bằng nội dung bài viết đánh đúng intent của khách hàng.
  2. TOC: là viết tắt của Table Of Contents – mục lục của bài viết. Mục lục sẽ giúp người dùng dễ dàng theo dõi và nắm bắt thông tin trên toàn bài viết của bản.
  3. Unique: Cần đảm bảo độ độc nhất của nội dung mà bạn tạo ra.
Tối ưu mục lục
Tối ưu mục lục

Ảnh 

  1. Mỗi  đoạn nên có tối thiểu 1 ảnh, 1 bài nên có tối thiểu 3 ảnh, ảnh nên có logo
  2. Định dạng ảnh phổ biến nhất và khuyên dùng  là JPEG/JPG
  3. Dung lượng ảnh lên dưới 100Kb, kích thước chiều rộng các ảnh bằng nhau
  4. Tối ưu Geotag (kinh độ, vĩ độ, cao độ) và Detail ảnh (title, subject, rating, tags, comments, authors, copyright, date taken)
  5. Đặt tên ảnh trước khi tải lên không dấu, cách nhau bởi “-“, dưới 80 ký tự
  6. Sử dụng thuộc tính Alt (văn bản thay thế) có dấu, chứa từ khóa (mục đích để máy đọc)
  7. Có chú thích dưới ảnh (caption): mô tả nội dung hình ảnh đang muốn nói về gì (mục đích để người đọc đọc)
Tối ưu ảnh
Tối ưu ảnh

Nâng cao

LSI là viết tắt của Latent Semantic Indexing (lập chỉ mục ngữ nghĩa tiềm ẩn). LSI là những

cụm từ tìm kiếm liên quan đến từ khóa chính mà bạn đang nhắm đến. Chúng hỗ trợ content

của bạn và thêm nhiều ngữ cảnh hơn để giúp cả người dùng và công cụ tìm kiếm dễ dàng hiểu content hơn. Thường được sử dụng trong:

  1. Title và mô tả meta
  2. Thẻ H1, H2, H3,…
  3. Thẻ alt hình ảnh
  4. Trong nội dung văn bản
  5. Trong anchor text của liên kết
Tối ưu từ khóa LSI
Tối ưu từ khóa LSI

Tối ưu UI/UX

Tối ưu UI là việc bạn cần tối ưu giao diện người dùng bao gồm: 

  1. Font chữ, cỡ chữ, màu sắc, dễ nhìn, phù hợp, nhận diện thương hiệu 
  2. Hình ảnh sắc nét, đồng bộ nhận diện thương hiệu
  3. Bố cục, khoảng trắng dễ nhìn
  4. Sản phẩm được bán đều có thông tin chi tiết  và giá cả minh bạch
Tối ưu UI/UX
Tối ưu UI/UX

Tối ưu UX là việc bạn cần tối ưu trải nghiệm người dùng trên trang web:

  1. Tốc độ tải trang, độ tương thích của website với các thiết bị
  2. Các lỗi nghiêm trọng 404
  3. Thanh tìm kiếm đảm bảo trả đúng kết quả
  4. Nút CTA đúng tính năng, màu sắc, nội dung, kích thước, vị trí đặt 
  5. Có đủ các thông tin liên hệ như: icon social, live chat, điện thoại, maps…
  6. Đăng ký/Đăng nhập tích hợp Mạng xã hội
  7. Breadcrumbs có đủ ở các trang như trang sản phẩm, tin tức, giỏ hàng, thanh toán…
  8. Có chỗ để khách hàng đánh giá sao và feedback
  9. Có các nút chia sẻ lên các trang social
  10.  Banner có chứa thông tin khuyến mại, đúng chương trình và trỏ về đúng trang
  11. Có phần thêm vào Wishlist – danh sách sản phẩm yêu thích
  12. Có tích hợp chức năng tìm kiếm nâng cao (filter) (bộ lọc theo kích cỡ, màu sắc, danh mục,…), sắp xếp tiện dụng cho người dùng
  13. Có nút xem nhanh, có thể phóng cận ảnh sản phẩm
  14. Có TOC (Table of contents) trong trang bài viết
  15. Có nhiều hình thức thanh toán và rút gọn trường thanh toán.
  16.  Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác

Bạn cũng nên tìm hiểu kỹ hơn về UX/UI trước khi bắt đầu tối ưu nó qua bài đặt tại đây.

Công cụ hỗ trợ SEO Onpage phổ biến hiện nay 

Những công cụ tối ưu SEO Onpage sẽ hỗ trợ bạn tối ưu  một cách đơn giản dễ dàng, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức SEO Onpage cho bạn. Dưới đây là một số công cụ SEO Onpage phổ biến.

Rank Math SEO

Là một plugin hỗ trợ tối ưu nội dung và yếu tố kỹ thuật trên trang, đặc biệt là trang bài viết.

Công cụ Rank Mash SEO
Công cụ Rank Mash SEO

Tối ưu hóa nội dung

Rank Math SEO cung cấp các công cụ giúp bạn tối ưu hóa tiêu đề, mô tả, từ khóa, và các yếu tố khác trên trang web của bạn. Nó cung cấp gợi ý và phân tích để bạn viết nội dung tốt hơn và thu hút người dùng.

Quản lý từ khóa

Plugin này giúp bạn nghiên cứu từ khóa và theo dõi hiệu suất từ khóa trên trang web. Bạn có thể theo dõi sự xuất hiện của từ khóa, đánh giá điểm mạnh và yếu của từ khóa để tăng cường chiến lược SEO của bạn.

Công cụ liên kết nội bộ

Rank Math SEO hỗ trợ quản lý liên kết nội bộ, giúp bạn xây dựng cấu trúc nội bộ tốt hơn cho trang web của mình. Điề u này cải thiện trải nghiệm người dùng và giúp công cụ tìm kiếm hiểu được cấu trúc trang web của bạn.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Plugin này cho phép bạn tùy chỉnh các yếu tố tối ưu hóa trang web cho công cụ tìm kiếm. Bạn có thể tạo và quản lý trang lỗi 404, sitemap, robots.txt và các tính năng khác để cải thiện hiệu suất SEO của bạn.

Tích hợp Schema Markup

Rank Math SEO cung cấp tích  hợp dễ dàng cho Schema Markup. Điều này giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung trang web của bạn và cung cấp thông tin phong phú hơn trong kết quả tìm kiếm.

Page Speed Insight

PageSpeed Insights là một công cụ do Google cung cấp để đánh giá và đo lường tốc độ tải trang web. 

Nó cung cấp thông tin chi tiết về hiệu suất trang web trên cả phiên bản di động và máy tính để bàn, đồng thời đưa ra các gợi ý và khuyến nghị để cải thiện tốc độ và trải nghiệm người dùng.

Công cụ Page Speed Insight
Công cụ Page Speed Insight

Đánh giá tốc độ tải trang

PageSpeed Insights đo lường tốc độ tải trang và hiển thị điểm số cho cả phiên bản di động và máy tính để bàn. Nó cung cấp thông tin về thời gian tải, thời gian đầu tải, thời gian hoàn thành và các yếu tố khác liên quan đến hiệu suất trang web.

Đưa ra khuyến nghị tối ưu hóa

Công cụ này đưa ra các khuyến nghị cụ thể để cải thiện tốc độ tải trang. Điều này có thể bao gồm nén và tối ưu hóa ảnh, loại bỏ tài nguyên không sử dụng, tối ưu hóa mã nguồn, sử dụng bộ nhớ cache và nhiều hơn nữa. 

Hiển thị trực quan về hiệu suất trang web

PageSpeed Insights cung cấp một biểu đồ trực quan để bạn có thể xem sự phân bố các điểm mạnh và yếu của trang web. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề cần được giải quyết và cải thiện.

Hỗ trợ đa nền tảng

PageSpeed Insights hỗ trợ kiểm tra và đánh giá trên cả phiên bản di động và máy tính để bàn. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng trang web của bạn có trải nghiệm tốt trên cả hai nền tảng này.

Mobile Friendly Test

Mobile-Friendly Test được tạo  bởi Google để kiểm tra tính di động thân thiện của trang web. Công cụ này đánh giá xem trang web có hiển thị và hoạt động tốt trên các thiết bị di động hay không. Dưới đây là một số điểm nổi bật về Mobile-Friendly Test.

Mobile Friendly Test trong Google Search Console
Mobile Friendly Test trong Google Search Console

Đánh giá tính di động thân thiện

Công cụ này sẽ kiểm tra xem trang web của bạn có thiết kế và tối ưu hóa để hiển thị tốt trên các thiết bị di động hay không. Nó đánh giá các yếu tố như cấu trúc, kích thước và tốc độ tải trang trên các thiết bị di động.

Xác định các vấn đề

Nếu trang web không đáp ứng tiêu chuẩn di động, công cụ sẽ cung cấp thông báo về các vấn đề cụ thể mà trang web của bạn đang gặp phải. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về những gì cần được cải thiện để trang web của bạn trở nên thân thiện với di động.

Hiển thị xem trước trên di động

Sau khi kiểm tra, công cụ sẽ hiển thị cho bạn một phiên bản xem trước của trang web trên di động. Điều này giúp bạn thấy được cách trang web của bạn hiển thị trên các thiết bị di động và xác định được những điểm cần chỉnh sửa.

Khuyến nghị tối ưu hóa

Nếu trang web không đáp ứng tiêu chuẩn di động, công cụ cung cấp các khuyến nghị cụ thể để tối ưu hóa trang web cho di động. Điều này có thể bao gồm điều chỉnh cấu trúc trang, tối ưu hóa hình ảnh và tăng tốc tải trang trên di động.

Screaming Frog SEO Spider 

Screaming Frog SEO Spider là một công cụ mạnh mẽ và linh hoạt trong việc phân tích SEO Onpage. Việc sử dụng công cụ này giúp tiết kiệm thời gian và cho phép bạn nhanh chóng đánh giá và cải thiện yếu tố SEO tên trang…

Screaming Frog SEO Spider
Screaming Frog SEO Spider

Phân tích trang web

Cho phép bạn quét và phân tích trang web của mình hoặc của đối thủ từ góc độ SEO. Bằng cách tự động thu thập dữ liệu, nó cung cấp thông tin chi tiết về cấu trúc trang web, tiêu đề, thẻ meta, URL, thẻ header, liên kết nội bộ và nhiều yếu tố SEO khác.

Kiểm tra lỗi và cải thiện

Screaming Frog SEO Spider giúp xác định các lỗi và vấn đề trong cấu trúc trang web của bạn, chẳng hạn như URL hỏng, tiêu đề trống, thẻ meta lỗi, liên kết chết 404 và nhiều hơn nữa. Điều này cho phép bạn sửa chữa các lỗi và cải thiện cấu trúc của trang web để tối ưu hóa SEO onsite

Phân tích từ khóa

Cung cấp thông tin về việc sử dụng từ khóa trên trang web. Bạn có thể xem từ khóa xuất hiện trong tiêu đề, thẻ meta, nội dung và các yếu tố khác. Điều này giúp bạn đánh giá hiệu quả của chiến dịch từ khóa và tối ưu hóa trang web cho các từ khóa quan trọng…

Seoquake

Seoquake là một tiện ích SEO miễn phí cho trình duyệt web Google Chrome. Nó cung cấp các công cụ và thông tin hữu ích để đánh giá và phân tích các yếu tố SEO Onpage của một trang web. 

Công cụ Seoquake
Công cụ Seoquake

Phân tích địa chỉ URL

Seoquake cho phép bạn kiểm tra các yếu tố SEO của một trang web bằng cách nhập địa chỉ URL vào công cụ và nhận được thông tin về các chỉ số quan trọng như Pagerank, Alexa Rank, số lượng liên kết trang web, tuổi tên miền và nhiều hơn nữa.

Phân tích trang web

Seoquake cung cấp một loạt các thông tin về trang web mà bạn đang xem, bao gồm tiêu đề trang, mô tả meta, từ khóa, tiêu đề Heading, liên kết nội bộ và ngoại vi, và nhiều yếu tố SEO khác. Điều này giúp bạn đánh giá cấu trúc và tối ưu hóa SEO Onpage cho web của mình.

Công dụng khác

Seoquake cho phép bạn kiểm tra số lượng và chất lượng các liên kết đến trang web của bạn. Bạn có thể xem các thông tin như liên kết nofollow/dofollow, Pagerank của các trang liên kết, và các yếu tố liên quan đến backlink.

Small Seo Tools

Small SEO Tools là một bộ công cụ SEO trực tuyến miễn phí cung cấp các công cụ SEO để tạo trang web, viết nội dung, kiểm tra nội dung cho trang web và làm cho trang web sẵn sàng để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Đặc biệt bạn nên dùng Small Seo Tools kiểm tra độ unique của nội dung mà bạn tạo ra.

Công cụ Small Seo Tools
Công cụ Small Seo Tools

Tổng kết 

S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên thương mại điện tử vừa cùng bạn tìm hiểu về Tối ưu Onpage là gì? Cách tối ưu Onpage như thể nào? Những công cụ phổ biến để tối ưu SEO Onpage ra làm sao?

Hy vọng bài viết này sẽ trả lời được câu hỏi “Tối ưu Onpage là gì” của bạn. Và nó sẽ giúp bạn học tập tốt hơn tại trường hơn cả là bạn sẽ không còn bỡ ngỡ khi học môn DOM107 – Tối ưu hóa trên công cụ tìm kiếm.

Hãy học SEO ngay đi còn chờ gì nữa. Nếu bạn có câu hỏi gì hãy hãy liên hệ với chúng mình bằng cách ấn.

nút đăng kí hỗ trợ của bài viết tối ưu onpage là gì

Bạn cũng có thể nhắn tin trực tiếp qua Fanpage: S4S – Gia sư hỗ trợ sinh viên thương mại điện tử  và tham gia Group: Học và Hỏi Digital Marketing TMDT – S4S

Facebook
Email
Picture of Phùng Ánh Phi

Phùng Ánh Phi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one